Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt ra mục tiêu phát triển nhiều nhóm năng lực cho học sinh, trong đó có ba nhóm năng lực chung, đó là tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, cùng với các nhóm năng lực đặc thù cần phát triển của môn học. Đối với môn Ngữ văn mục tiêu là năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. Tự điều chỉnh là một trong những biểu hiện của năng lực tự chủ, tự học. Một số nghiên cứu của Panadero, Jesús, Juan (2012), Fraile (2017), Lisa (2020) đã chứng minh hiệu quả của việc sử dụng Rubric và Checklist đối với năng lực tự điều chỉnh của học sinh. Đây cũng là hai công cụ được nhiều giáo viên Ngữ văn sử dụng trong hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là dạy học viết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không nhiều giáo viên hiểu rõ thế nào là Checklist, Rubrics và biết cách thiết kế hai công cụ này cũng như chưa ý thức rõ về sự cần thiết phải phát triển năng lực tự điều chỉnh cho học sinh trong quá trình dạy học. Vì những lí do trên, trong bài báo này chúng tôi đề xuất cách thức thiết kế Rubric và Checklist giúp phát triển năng lực tự điều chỉnh cho học sinh lớp 10 qua hoạt động viết trong môn Ngữ văn.
Nam, N.T.H. and Binh, V.H., 2015. An investigation into the levels of feedback and reflec-tion during pre-service teachers’ micro-teaching practices. Can Tho University Journal of Science. 1: 116-124.
Nguyễn Thị Hồng Nam, Bùi Lan Chi, Trịnh Quốc Lập, 2011. NHữNG VấN Đề Lý THUYếT Và KINH NGHIệM THựC TIễN TRONG PHáT TRIểN CHUYÊN MÔN CHO GIáO VIÊN TRUNG HọC. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 18a: 128-138
Nguyễn Thị Hồng Nam, Trịnh Quốc Lập, 2008. NGƯỜI HỌC TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU - MỘT CÁCH LÀM MỚI TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 09: 28-36
Nguyễn Thị Hồng Nam, Lê Ngọc Hóa, ?Kevin Laws, 2013. HIỆU QUẢ CỦA TƯ VẤN ĐỔI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN: MỘT TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC HÀNH SƯ PHẠM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 50-60
Nguyễn Thị Hồng Nam, Trương Thị Ngọc Điệp, 2010. ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VÀ CỰU SINH VIÊN VỀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CỦA KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 13: 73-86
Trích dẫn: Nguyễn Thị Hồng Nam, 2019. Cách tiếp cận tích hợp trong thiết kế học phần. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Khoa học Giáo dục): 8-14.
Nguyễn Thị Hồng Nam, Trịnh Quốc Lập, Võ Huy Bình, 2015. Chiêm nghiệm - một biện pháp hiệu quả để phát triển chuyên môn cho giáo viên. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 97-101
Tạp chí: The 9th DEPISA INTERNATIONAL CONFERENCE Developing Professionalism through Investigating Practice 24th – 25th June 2015 Faculty of Humanities and Social Sciences Nakhon Pathom Rajabhat University, Thailand
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên