Trái cây giác chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng oxy hóa, giảm sự tăng trưởng của khối u và được sử dụng làm dược liệu cũng như là nguồn nguyên liệu tốt để lên men rượu vang. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát hàm lượng polyphenol và khả năng kháng oxy hóa của dịch trái giác trước và sau lên men, góp phần mở rộng nguồn nguyên liệu cho sản xuất rượu vang, một sản phẩm rất phổ biến hiện nay. Kết quả phân tích 53 mẫu trái giác được thu ở 13 tỉnh/thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy: hàm lượng đường khử trong trái giác đạt từ 0,22 đến 0,96 mg/100 ml, hàm lượng polyphenol đạt từ 0,47 đến 1,54 mg GAE/ml và khả năng kháng oxy hóa từ 16,61 đến 82,86%. Thử nghiệm quá trình lên men rượu vang từ nguồn nguyên liệu trái giác thu ở tỉnh Cà Mau và Kiên Giang sử dụng chủng nấm men chịu nhiệt Saccharomyces cerevisiae HG1.3 cho kết quả: hàm lượng polyphenol và khả năng kháng oxy hóa của dịch trái giác trước và sau khi lên men là ổn định vì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5% (p < 0,05). Trong dịch trái giác trước khi lên men, polyphenol lần lượt là 53 và 66 mg GAE/100 ml, khả năng kháng oxy hóa: 44,9 và 54,7%. Trong dịch trái giác sau khi lên men, polyphenol lần lượt là 61 và 60 mg GAE/100 ml, khả năng kháng oxy hóa là 51,4 và 57,3%.
Trích dẫn: Đoàn Thị Kiều Tiên, Viên Thị Hải Yến, Huỳnh Xuân Phong, Bùi Hoàng Đăng Long, Hà Thanh Toàn và Ngô Thị Phương Dung, 2018. Tuyển chọn nấm men chịu nhiệt và ứng dụng lên men rượu vang trái giác (Cayratia trifolia L.) từ tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(4B): 64-71.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên