Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
(2018) Trang: 978-983
Tạp chí: Hội nghị Khoa học Công nghệ Sinh học toàn quốc 2018
Liên kết:

Trái giác (Cayratia trifolia L.) có chứa nhiều hợp chất sinh học với khả năng kháng oxy hóa và giảm sự tăng trưởng của khối u nên có khả năng được ứng dụng làm dược liệu. Ngoài ra, với màu sắc và hương vị đặc trưng nên trái giác cũng được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để lên men rượu vang. Đây là loại nguyên liệu mọc hoang khá phong phú ở vùng ĐBSCL, đặc biệt là ở tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá hoạt tính sinh học của trái giác (hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng kháng oxy hóa) và khảo sát các điều kiện lên men rượu vang trái giác (nhiệt độ, pH, mật số giống chủng, hàm lượng chất khô hòa tan và thời gian lên men) sử dụng nấm men chịu nhiệt Saccharomyces cerevisiae AG2.1. Kết quả cho thấy trái giác ở tỉnh Kiên Giang có hàm lượng polyphenol tổng số là 1,0 mg GAE/mL và khả năng kháng oxy hóa là 49,2%. Điều kiện lên men rượu vang trái giác sử dụng nấm men chịu nhiệt S. cerevisiae AG2.1 được xác định với hàm lượng chất khô hòa tan ở 22,6oBrix, pH 4,0, mật số giống chủng ban đầu 105 tế bào/mL và lên men ở nhiệt độ 35oC trong 6 ngày, sản phẩm đạt độ rượu là 11,28% (v/v). Trong thử nghiệm lên men 1 L dịch trái giác với điều kiện thích hợp, rượu vang thành phẩm đạt hàm lượng rượu là 11,36% (v/v) và có giá trị cảm quan tốt. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tiềm năng ứng dụng của trái giác trong việc phát triển sản phẩm rượu vang cho tỉnh Kiên Giang.

Các bài báo khác
Tập 54, Số 4 (2018) Trang: 64-71
Tải về
Chuyên đề Chất lượng và An toàn thực phẩm vì Sức khỏe cộng đồng (2023) Trang: 24-32
Tạp chí: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...