Thông tin chung: Ngày nhận bài: 16/01/2020 Ngày nhận bài sửa: 26/02/2020 Ngày duyệt đăng: 11/05/2020 Title: NPK fertilizer use for rice on major soil groups in the Mekong Delta Từ khóa: Cây lúa, đất nhiễm mặn, đất phèn, đất phù sa,, phân bón NPK, quản lý dinh dưỡng chuyên biệt theo vùng Keywords: Acid sulfate soils, alluvial soils, saline affected soils, site–specific nutrient management, NPK fertilizer, rice | ABSTRACT Site Specific Nutrient Management (SSNM) is an approach to feeding rice with nutrients as and when needed. The research has been conducted in eight locations, three rice crops from 2016-2018. Objective of the research was to evaluate the response of rice yield to NPK and establish the fertilizer formular for rice grown in major soil groups in MD. Results showed that the N recommended rate for rice in alluvial soils was 85-95 kg ha-1, on the other hand, acid sulfate soils and saline affected soils was 70-80 kg ha-1. In case of returning rice straw to the soil, the recommendation rate of P and K were 30-45kg P2O5 ha-1 and 25-35kg K2O ha-1, respectively. TÓM TẮT Quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt (SSNM) là một phương pháp được ứng dụng trong bón phân phù hợp với nhu cầu của cây lúa. Nghiên cứu được thực hiện trên 08 địa điểm và qua 03 mùa vụ, từ năm 2016-2018. Mục tiêu đề tài nhằm đánh giá đáp ứng năng suất lúa đối với NPK và xây dựng công thức phân bón trên các nhóm đất chính trồng lúa ở ĐBSCL. Kết quả cho thấy lượng phân N cho lúa được khuyến cáo đối với nhóm đất phù sa là 85-95 kgN ha-1, trong khi đối với nhóm đất phèn và nhiễm mặn, lượng đạm được khuyến cáo là 70-80 kgN ha-1. Lượng phân lân và lượng phân kali được đề xuất theo thứ tự là 30 - 45kg P2O5 ha-1 và 25 - 35kg K2O ha-1. |
Trích dẫn: Ngô Ngọc Hưng, Lê Văn Dang, Trịnh Quang Khương, Nguyễn Kim Quyên, Lý Ngọc Thanh Xuân, Trần Văn Dũng, Lâm Văn Thông, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Phước Toàn và Trần Ngọc Hữu, 2020. Sử dụng NPK cho cây lúa trên các biểu loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 177-184. |