Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
12 (2015) Trang: 72-77
Tạp chí: Nông nghiệp và PTNT
Liên kết:

Các kết quả nghiên cứu mẫu đất trước đây ở vùng An Phú cho thấy hàm lượng cadimi (Cd) trong đất vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn thế giới. Các thí nghiệm được thực hiện trong đề tài này nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như sau: (i) Đánh giá thực trạng hàm lượng Cd trong môi trường đất sử dụng trồng trọt tại huyện An Phú tỉnh An Giang; (ii) Đánh giá ảnh hưởng của nguồn nước tưới, biện pháp tưới và bón vôi lên sự hấp thu và tích lũy Cd trong bắp, lúa và đậu xanh.

Tất cả các mẫu đất trồng lúa, bắp và đậu xanh trong đê có hàm lượng Cd cao hơn ngoài đê từ 1,5 đến 2 lần. Đất trồng bắp, lúa và đậu xanh trong đê cũng như ngoài đê có hàm lượng Cd trung bình dao động từ 31,7 đến 141 µg/kg cho đất lúa, đất đậu xanh và đất bắp. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng bố trí trên ruộng nhiễm Cd cho thấy Hàm lượng Cd trong hạt của cây lúa, bắp và đậu xanh tưới nước giếng khoan luôn cao hơn 46,3% so với tưới bằng nước sông. Đối với cây lúa, tưới khô ngập luân phiên (AWD) làm giảm hàm lượng Cd trong hạt lúa so với lúa ngập liên tục (CF) là 30,1%. Hàm lượng Cd trung bình trong thân và hạt của lúa, bắp và đậu xanh ở nghiệm thức bón vôi (5 tấn/ha) đều thấp hơn hàm lượng Cd trong thân và hạt của lúa, bắp, đậu xanh so với nghiệm thức không bón vôi. Lượng bón vôi 5 tấn vôi/ha giảm rõ rệt hàm lượng Cd trong hạt lúa, bắp và đậu xanh tương ứng 48,4; 43,6; 40,6% so với không bón vôi.

Các bài báo khác
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 177-184
Tải về
1 (2012) Trang: 27
Tạp chí: Nông nghiệp & PTNT
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...