Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước lên hàm lượng và khả năng khoáng hoá đạm của đất phù sa trong điều kiện nhà lưới. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ khoáng hóa NH4+-N tổng, NH4+-N bất động ở nghiệm thức CF cao có ý nghĩa thống kê 5% so với nghiệm thức AWD. Tuy nhiên, tốc độ khoáng hóa NH4+-N thuần không khác biệt ý nghĩa thống kê 5% dưới hai chế độ tưới nước khác nhau trong điều kiện nhà lưới trồng lúa. Tốc độ khoáng hóa NO3- + NOư2--N ở nghiệm thức khô ngập luân phiên cao khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức ngập liên tục. Hàm lượng NH4+-N không khác biệt ý nghĩa thống kê 5% dưới hai chế độ tưới nước khác nhau trong điều kiện nhà lưới trồng lúa trong khi hàm lượng NO3--N trên đất phù sa ở điều kiện ngập liên tục biến mất sau 45 ngày sạ trong điều kiện nhà lưới trồng lúa. Năng suất không khác biệt ý nghĩa thống kê giữa hai chế độ tưới.
Trích dẫn: Ngô Ngọc Hưng, Lê Văn Dang, Trịnh Quang Khương, Nguyễn Kim Quyên, Lý Ngọc Thanh Xuân, Trần Văn Dũng, Lâm Văn Thông, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Phước Toàn và Trần Ngọc Hữu, 2020. Sử dụng NPK cho cây lúa trên các biểu loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 177-184.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên