Phần lớn diện tích đất trồng bắp lai ở An Giang thuộc vùng đê bao hiện nay không được phù sa bồi hàng năm. Hơn nữa, do tập quán của nông dân của vùng chưa chú ý đến việc bổ sung các chất trung lượng và vi lượng, sự thiếu các chất này trong đất có thể xảy ra và do đó sẽ đưa đến tình trạng giảm phẩm chất và năng suất của cây trồng. Đề tài được thực hiện ở vụ Đông Xuân 2013-2014 nhằm xác định ảnh hưởng của bón N, P, K, Ca và Mg trên năng suất của bắp lai trồng trên đất phù sa không được bồi ở An Phú-An Giang. Kết quả cho thấy việc bón đầy đủ các nguyên tố đa và trung lượng (N, P, K, Ca và Mg) đưa đến năng suất của bắp lai ở Khánh An (13,0 tấn ha-1) và Quốc Thái (14,0 tấn ha-1) cao hơn so với năng suất bắp của nông dân theo thứ tự là 12,2 và 13,4 tấn ha-1. Sử dụng kỹ thuật bón khuyết dưỡng chất trên 24 ruộng trồng bắp lai của nông dân An Phú cho thấy có đến 41 đến 62% số ruộng trồng bắp lai được tăng năng suất 1,7-2,3 tấn ha-1 do bón bổ sung từng loại dưỡng chất P, K, Ca và Mg. Mức độ ảnh hưởng của dưỡng chất trên năng suất bắp lai ở An Phú được xếp theo thứ tự là N>P>K>Ca>Mg.
Trích dẫn: Ngô Ngọc Hưng, Lê Văn Dang, Trịnh Quang Khương, Nguyễn Kim Quyên, Lý Ngọc Thanh Xuân, Trần Văn Dũng, Lâm Văn Thông, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Phước Toàn và Trần Ngọc Hữu, 2020. Sử dụng NPK cho cây lúa trên các biểu loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 177-184.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên