Mục tiêu của nghiên cứu là (i) đánh giá đặc tính đất lúa tôm nhiễm mặn tại năm vùng sinh thái của tỉnh Bạc Liêu dựa trên các tính chất hóa học đất; (ii) xác định hệ số qui đổi giữa EC và ECe trên đất lúa tôm tại tỉnh Bạc Liêu. Ít nhất 12 mẫu đất đầu vụ lúa và 12 mẫu đất cuối vụ lúa được thu ở mỗi 5 huyện của tỉnh Bạc Liêu cho xác định các đặc tính pH, ECe, CEC và cation trao đổi (K+, Na+, Ca2+ và Mg2+). Phân loại đất sodic dựa vào tỉ lệ natri hấp phụ (SAR). Kết quả cho thấy đất đầu vụ lúa và đất cuối vụ lúa trên nền đất canh tác lúa tôm ở Hồng Dân, Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Giá Rai và Phước Long tỉnh Bạc Liêu thuộc nhóm đất “Mặn” ở tầng 0-20cm và 20-40cm. Sau một vụ canh tác lúa đất có hàm lượng Na+, EC, ECe, ESP và SAR giảm. Tại Hòa Bình có nồng độ Na+, ESP và SAR rất cao so với các địa điểm còn lại và ECe được xác định thấp nhất tại Hồng Dân ở tầng 20-40 cm. Có sự hồi qui chặt giữa ECe và EC (1:2,5), với hệ số tương quan R = 0,79 đối với tầng 0-20cm. Giá trị EC nhỏ hơn 0,61 lần so với ECe đối với đất canh tác lúa tại các vùng sinh thái lúa –tôm ở Bạc Liêu.
Trích dẫn: Ngô Ngọc Hưng, Lê Văn Dang, Trịnh Quang Khương, Nguyễn Kim Quyên, Lý Ngọc Thanh Xuân, Trần Văn Dũng, Lâm Văn Thông, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Phước Toàn và Trần Ngọc Hữu, 2020. Sử dụng NPK cho cây lúa trên các biểu loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 177-184.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên