Một trong những di sản quý báu màChủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) - nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đã để lại cho dân tộc ta đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có vấn đề bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, một vấn đề “rất quan trọng và rất cần thiết”. Tư tưởng này của Người được hình thành trên cơ sở những điều kiện thực tiễn của thế giới và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác-Lênin; kết hợp với hoạt động thực tiễn phong phú và những phẩm chất kiệt xuất thuộc về nhân tố chủ quan. Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau chỉ thay đổi về chất khi Người tiếp nhận những quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo dục thế hệ trẻ. Với phạm vi bài viết này, tác giả đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo dục thế hệ trẻ đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau và những nội dung cốt lõi trong tư tưởng của Người về vấn đề này.
Tạp chí: Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển Nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm, Trường đại học Văn Lang, 12/12/2020
Tạp chí: Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển Nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm, Trường đại học Văn Lang, 12/12/2020
Tạp chí: Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển Nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm, Trường đại học Văn Lang, 12/12/2020
Tạp chí: Nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực kế toán kiểm toán và tài chính ngân hàng trong thời đại khoa học công nghệ 4.0, Trường Đại học Nha Trang, 31/7/2020
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên