Tỉnh Hậu Giang mặc dù có điều kiện thuận lợi cho phát triển các mô hình sử dụng đất mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên, việc thâm canh tăng vụ sẽ có khả năng àm suy giảm độ phì đất. Với mục tiêu là xác định các đặc tính và phân loại độ phì đất theo hệ thống FCC, làm cơ sở cho xác định các trở ngại và các khuyến cáo sử dụng bền vững độ phì đất canh tác lúa. Nghiên cứu dựa vào các kết quả phân tích các đặc tính lý hóa học đất và hiện trạng canh tác. Đã xác định được các trở ngại độ phì cùng với các khuyến cáo và các giải pháp cải thiện đặc tính độ phì và năng suất. Kết quả đã xác định được 18 loại độ phì trên đất trồng lúa với các trở ngại cho canh tác lúa bao gồm: đất chua, có khả năng ngộ độc Al, Fe cao, một số vùng có khả năng thiếu P, nhiễm mặn ít. Từ đó đã đề xuất được các khuyến cáo cải thiện độ phì đất và năng suất lúa cho người dân cũng như các nhà làm công tác khuyến nông, quản lý nông nghiệp.
Tạp chí: Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Định hướng liên kết và phát triển du lịch tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông Cửu Long" tháng 11/2018 tại Trà Vinh
Tạp chí: Hội nghị khoa học và công nghệ chuyên ngành Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, giai đoạn 2013-2018, Địa điểm: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Thanh Trì, Hà Nội, Thời gian: 06-07/09/2018
Tạp chí: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Cách mạng công nghiệp 4.0 với việc giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay, 8h 16/11/2018, tại Nhà điều hành trường Đại học Cần Thơ
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên