Hậu Giang là một tỉnh có tiềm năng đất nông nghiệp rất lớn, tuy nhiên các mô hình canh tác được thực hiện phần lớn mang tính tự phát, sự chuyển đổi kiểu sử dụng đất thường theo lợi nhuận, chưa dựa trên sự thích nghi của từng vùng đất, nên chưa mang hiệu quả cao. Do đó cần thiết phải xác định các thuận lợi và khó khăn cho canh tác các mô hình, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai. Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp phỏng vấn nông hộ về các đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trường cho canh tác các mô hình trong vùng. Qua đó phân tích xác định các trở ngại và khả năng thích nghi cho canh tác, làm cơ sở cho các khuyến cáo sử dụng đất hợp lý. Kết quả cho thấy, tỉnh Hậu Giang có đa dạng nhiều loại hình canh tác nông nghiệp, điều kiện tự nhiên và chính sách phù hợp cho phát triển các mô hình. Tuy nhiên, việc canh tác còn nhiều trở ngại về kỹ thuật, thị trường, nguồn vốn, giống, đặc biệt là tài nguyên đất đai ngày càng có khuynh hướng suy thoái do canh tác không theo các yêu cầu về bền vững. Kết quả làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng, phát triển các mô hình hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.
Tạp chí: Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Định hướng liên kết và phát triển du lịch tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông Cửu Long" tháng 11/2018 tại Trà Vinh
Tạp chí: Hội nghị khoa học và công nghệ chuyên ngành Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, giai đoạn 2013-2018, Địa điểm: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Thanh Trì, Hà Nội, Thời gian: 06-07/09/2018
Tạp chí: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Cách mạng công nghiệp 4.0 với việc giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay, 8h 16/11/2018, tại Nhà điều hành trường Đại học Cần Thơ
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên