Rừng nói chung và Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng nói riêng, ngoài chức năng lưu giữ, cung cấp nguồn nước và gỗ, còn cung cấp rất nhiều lâm sản ngoài gỗ vô cùng đáng quý. Đề tài sử dụng các phương pháp kế thừa tài liệu, phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia - PRA, phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương kết hợp với điều tra thực địa để giải quyết các mục tiêu đánh giá thực trạng tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên rừng và lâm sản ngoài gỗ và đề xuất giải pháp phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ tại KBTTN Lung Ngọc Hoàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài cây lâm sản ngoài gỗ ở KBTTN Lung Ngọc Hoàng đa dạng với 192 loài, được phân thành 4 nhóm theo công dụng: Nhóm cây dược liệu (173 loài); thực phẩm (82 loài); cho sợi (15 loài); cây cảnh (7 loài). Hoạt động nuôi động vật rừng (cá đồng, lươn, rắn, rùa) diễn ra mạnh mẽ. Hoạt động khai thác mật ong rừng đem lại thu nhập tương đối cao cho người dân sống quanh khu bảo tồn. Các giải pháp về quy hoạch, kỹ thuật, quản lý và giải pháp về thị trường cũng được đề xuất trong nghiên cứu để bảo tồn và phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ tại KBTTN Lung Ngọc Hoàng.
Tạp chí: Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Định hướng liên kết và phát triển du lịch tiểu vùng duyên hải phía đông đồng bằng sông Cửu Long" tháng 11/2018 tại Trà Vinh
Tạp chí: Hội nghị khoa học và công nghệ chuyên ngành Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, giai đoạn 2013-2018, Địa điểm: Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Thanh Trì, Hà Nội, Thời gian: 06-07/09/2018
Tạp chí: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Cách mạng công nghiệp 4.0 với việc giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay, 8h 16/11/2018, tại Nhà điều hành trường Đại học Cần Thơ
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên