Nghiên cứu này được tiến hành trên hai mô hình ao thâm canh tảo Chlorella sp. vận hành ở thời gian lưu nước (HRT) 1,5 ngày và 1,8 ngày kết hợp với ao nuôi Trứng nước (Moina sp.) để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy ao tảo có HRT 1,5 ngày có tải nạp chất hữu cơ là 144 kg BOD5/ha*ngày, còn ao tảo có HRT 1,8 ngày có tải nạp chất hữu cơ là 120 kg BOD5/ha*ngày. Nước thải đầu ra của hai ao tảo này sau khi lọc bỏ sinh khối tảo đạt loại A theo QCVN 14:2008/BTNMT ở các chỉ tiêu theo dõi là BOD5, NO3-, NH4+, TP. Ao tảo có thời gian lưu nước 1,8 ngày cho hiệu quả xử lý cao hơn và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với ao tảo có thời gian lưu nước 1,5 ngày. Tuy nhiên, hàm lượng chlorophyll của nước thải đầu ra ở ao tảo có thời gian lưu nước 1,5 ngày lại cao hơn gấp 1,92 lần và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với ao tảo có thời gian lưu nước 1,8 ngày. Nước thải chưa tách tảo được đưa thẳng qua ao nuôi Trứng nước cho thấy Trứng nước đã sử dụng tảo làm thức ăn, cải thiện được chất lượng nước thải sau xử lý. Như vậy việc nuôi Trứng nước có thể coi là một biện pháp lọc sinh học để loại bỏ tảo ra khỏi nước thải sau xử lý.
Tạp chí: Đào tạo giáo viên của Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ: Thành quả, thách thức và định hướng-Tổ chức tại Hội trường 4 Nhà điều hành, Năm 2016
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên