Việc lấy nét ở các loại kính hiển vi quang học thông dụng thường được thực hiện thủ công nên mất nhiều thời gian và gây mỏi mắt cho người sử dụng. Một hệ thống có khả năng điều chỉnh lấy nét tự động sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng kính hiển vi và giúp quan sát viên hạn chế tình trạng mỏi mắt do phải tập trung nhiều khi điều chỉnh lấy nét các mẫu vật. Yêu cầu cho một hệ thống như vậy là phải nhỏ gọn, có thể tích hợp được với các loại kính hiển vi quang học đang được sử dụng phổ biến ở các viện, trường. Bài báo này đề xuất giải pháp lấy nét tự động cho kính hiển vi quang học dựa vào kỹ thuật xử lý ảnh được thực hiện qua ba công đoạn chính như sau. Đầu tiên, bộ ảnh của mẫu vật cần quan sát ở các vùng lấy nét khác nhau dọc theo trục quang học của kính hiển vi được thu thập. Việc này được thực hiện bởi một cơ cấu xoay núm hiệu chỉnh lấy nét trong khi ảnh được thu thập bởi camera. Sau đó, ảnh rõ nét nhất trong bộ ảnh của mẫu vật quan sát được xác định. Sau cùng, vật kính được điều chỉnh đến vị trí đã thu được ảnh rõ nét nhất vừa tìm được. Giải pháp này có tính tích hợp cao và thích hợp để nâng cấp các hệ kính hiển vi quang học thông dụng đặc biệt là các hệ kính hiển vi quang học quan sát ngược (inverted light microscope) được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và học tập tại các trường, viện nghiên cứu.
Tạp chí: Đào tạo giáo viên của Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ: Thành quả, thách thức và định hướng-Tổ chức tại Hội trường 4 Nhà điều hành, Năm 2016
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên