Việc lựa chọn các giống cây màu ngắn ngày chịu mặn, có giá trị cao vào luân canh trên nền đất lúa góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng đa dạng, bền vững là giải pháp hiệu quả thích nghi với điều kiện xâm nhập mặn. Thí nghiệm được bố trí trong nhà lưới theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nhân tố và 3 lần lặp lại nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của hai giống mè (vừng) ADB1 và hai vỏ Bình Thuận dưới ảnh hưởng của tưới nước sông nhiễm mặn. Thí nghiệm sử dụng nước ót pha với nước sông để có nồng độ mặn xác định bằng khúc xạ kế là 2‰ và 4‰, trong đó nghiệm thức nước sông không pha nước ót là nghiệm thức đối chứng 0‰. Kết quả sau khi tưới mặn liên tục 42 ngày (bắt đầu từ 30 NSKG) cho thấy, độ mặn 2‰ và 4‰ (tương ứng EC = 3,47 mS/cm - 6,09 mS/cm trong nước tưới) đã làm giảm số lá, số nhánh, số hoa, số trái và khối lượng 1.000 hạt của hai giống mè. Số trái và khối lượng 1.000 hạt của cây mè được tưới nước mặn 2‰ và 4‰ giảm 29% - 54% và 7% - 25% so với cây đối chứng tưới nước ngọt.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên