Nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ và chuỗi giá trị mít tại tỉnh Hậu Giang và đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi. Nghiên cứu sử dụng phương pháp liên kết chuỗi giá trị của cơ quan hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ - Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit) dựa trên số liệu thu thập trực tiếp gồm 160 hộ trồng mít và 18 tác nhân trong chuỗi. Kết quả nghiên cứu xác định chuỗi giá trị mít có 14 kênh thị trường (phân theo 4 loại). Trong đó hai kênh chủ yếu để xuất khẩu cho loại 1 và 2, các kênh tiêu thụ nội địa chủ yếu cho mít loại 3, 4, nhưng khá phức tạp, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần đối với loại 3 và 4 cũng thấp hơn so với kênh xuất khẩu. Nông dân trong hai kênh xuất khẩu có lợi nhuận cao nhất, nhưng lại thấp nhất trong hai kênh nội địa. Sơ đồ nâng cấp chuỗi giá trị mít được đề xuất dựa trên 3 kênh hiệu quả nhất. Nghiên cứu về khía cạnh chuỗi đối với sản phẩm mít tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay còn khá hạn chế, ngoài ra, nghiên cứu này còn thực hiện tính toán đầy đủ chi phí đầu tư ban đầu và khấu hao cho cây lâu năm. Các giải pháp đề xuất được kỳ vọng góp phần thúc đẩy thực hiện đúng định hướng của Chính phủ về phát triển nông nghiệp đa dạng tại ĐBSCL
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên