Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá được thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc có thể dùng để chữa trị các bệnh về gan ở vùng Bảy Núi tỉnh An Giang, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc của tỉnh An Giang hiệu quả hơn. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA; điều tra thực địa và thu mẫu cây tại 14 tuyến điều tra; so sánh hình thái và phân loại mẫu cây, kết hợp với tra cứu các tài liệu chuyên ngành về cây làm thuốc. Kết quả nghiên đã xác định được 185 loài cây thuộc 150 chi của 73 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao có thể sử dụng làm thuốc để chữa trị các bệnh về gan. Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đa dạng nhất, chiếm 94,52% tổng số họ, 97,33% tổng số chi và 97,30% tổng số loài khảo sát được. Có 7 loài có tên trong "Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam" (2019), Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Các loài cây thuốc thu được có 11 dạng sống và phân bố trong 6 sinh cảnh, trong đó sinh cảnh vườn (gồm vườn nhà, vườn cây ăn trái và vườn thuốc nam) có số lượng loài nhiều nhất chiếm 50,81% tổng số loài. Có 10 bộ phận của cây được dùng làm thuốc để chữa trị 6 loại bệnh về gan, trong đó, nhiều nhất là nhóm cây thuốc chữa viêm gan với 71 loài chiếm 38,38% tổng số loài. Có 26 loài cây được người dân địa phương tại vùng Bảy Núi sử dụng nhiều nhất để chữa trị các bệnh về gan.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên