Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2022
Số tạp chí 7(2022) Trang: 27-39
Tạp chí: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong canh tác lúa ba vụ tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên 30 hộ canh tác lúa trên địa bàn hai xã Tân Huề và Tân Hòa. Kết quả chỉ ra rằng, có 59 tên thuốc thương phẩm với 53 hoạt chất thuốc BVTV được nông dân sử dụng, thuộc nhóm độc tính II và III là chủ yếu, chiếm 54,24%. Một số hoạt chất được nông dân sử dụng như Buprofezin (nhỏ nhất 98%), Chlorpyrifos Ethyl, Flubendiamide (nhỏ nhất 95%), Propiconazole, Tebuconazole, Fipronil (nhỏ nhất 95%), Metaldehyde, Abamectin, Chlorfenapyr (nhỏ nhất 94%), Difenoconazole, Bronopol (nhỏ nhất 99%), Cypermethrin (nhỏ nhất 90%), Metalaxyl, Dimethoate, Fosetyl-aluminium (nhỏ nhất 95%) và Pymetrozine (nhỏ nhất 95%) hình thành nhiều tác động tiềm ẩn đến môi trường và con người, trong đó có 6 hoạt chất có khả năng gây ung thư ở người. Đa phần nông dân không quan tâm đến thành phần của thuốc, dẫn đến tình trạng xuất hiện hai hoạt chất cấm là Fipronil (nhỏ nhất 95%) và Chlorpyfos Ethyl. Tần suất các lần phun xịt thuốc BVTV cho trừ cỏ, sâu, bệnh, ốc và dưỡng lần lượt là 1,47±0,06 lần/vụ, 3,52±0,02 lần/vụ, 3,62±0,02 lần/vụ, 1,41±0,07 lần/vụ và 1,57±0 lần/vụ với trung bình tần suất phun xịt các đối tượng gây hại là 2,32±1,15 lần/vụ, liều lượng sử dụng thuốc đều cao hơn khuyến cáo nhà sản xuất và chi phí thuốc BVTV dao động từ 33,33-81,82% tổng chi phí đầu tư. Kết quả còn nhận định, nông dân không quan tâm đến an toàn lao động cũng như công tác quản lý thuốc BVTV. Chỉ có khoảng 43,33% nông hộ sử dụng khẩu trang trong quá trình phun xịt và cho rằng không có biểu hiện khó chịu sau quá trình phun. Hình thức xử lí bao bì thuốc BVTV đa dạng như đốt, bỏ vào bể hóa chất, thu gom bán, vứt chung với rác sinh hoạt, vứt ngay tại ruộng và chôn với tỷ lệ lần lượt là 43,33%, 26,67%, 13,33%, 10%, 3,33% và 3,33%. Cơ quan bảo vệ môi trường địa phương cần nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen của nông dân thông qua các lớp tập huấn, tuyên truyền với mức độ thường xuyên về cách sử dụng và quản lí thuốc cũng như tác hại mà thuốc BVTV có thể mang lại.

 
Các bài báo khác
Số tạp chí 227(2022) Trang: 47-55
Tạp chí: TNU Journal of Science and Technology
Số tạp chí 2022(2022) Trang: 145-154
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường
Số tạp chí 2(2022) Trang: 35-43
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Số tạp chí 20(2022) Trang: 54-58
Tác giả: Phạm Tuấn Anh
Tạp chí: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Đà Nẵng
Số tạp chí 2(2022) Trang:
Tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Số tạp chí 227(2022) Trang:
Tạp chí: Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên
Số tạp chí 02 (105)(2022) Trang: 11-17
Tác giả: Trần Hồng Ca
Tạp chí: Nhân lực Khoa học xã hội


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...