Nghiên cứu được thực hiện nhằm bước đầu ước tính tổng sản lượng sơ cấp từ hiện trạng canh tác lúa khu vực ĐBSCL sử dụng mô hình quang hợp thực vật (VPM). Các số liệu nhiệt độ, lượng bức xạ tới dùng trong quang hợp (PAR) thu tại các trạm khí tượng được sử dụng để tính toán ảnh hưởng nhiệt độ đến cây trồng (Tscalar). Các chỉ số nước bề mặt (LSWI), chỉ số thực vật tăng cường (EVI) trích xuất từ dữ liệu viễn thám (MODIS MOD09A1) dùng để tính toán ảnh hưởng của nước (Wscalar) và các giai đoạn sinh trưởng (Pscalar). Lượng ánh sáng sử dụng cho cây lúa được tính toán qua lượng ánh sáng tối ưu kết hợp với nhiệt độ, lượng nước cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa. GPP sau cùng được tính toán bằng PAR, εg và EVI. Kết quả cho thấy, GPP năm 2018 ở khu vực ĐBSCL từ hiện trạng lúa 2 vụ là 3.282,14 tấn C/năm, lúa 3 vụ là 3.240,25 tấn C/năm. Nghiên cứu tiếp theo về ứng dụng mô hình VPM để tính toán GPP cho các đối tượng thực phủ khác nên được quan tâm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên