Hai mươi tám dòng vi khuẩn phân lập được trên môi trường CMC được dùng để khảo sát khả năng phân giải lignocellulose ứng dụng trong trồng nấm rơm (Volvariallavolvacea). Trong 6 dòng vi khuẩn phân giải mạnh (VK8, VK21, VK28, XK2, XK11, XK20), 2 dòng vi khuẩn VK28 và XK2 cho hiệu quả phân giải giấy lọc, bột rơm và rơm cao nhất. Cơ chất trồng nấm rơm sau khi ủ 14 ngày được xử lý lý bằng cách phun trực tiếp dịch nuôi cấy của 2 dòng vi khuẩn này và ủ tiếp 6 ngày. Kết quả sau khi trồng cho thấy cả 2 dòng vi khuẩn này đều giúp tăng năng suất nấm rơm, lên đến 7,35% (VK28). Tuy nhiên, các dòng vi khuẩn còn lại vẫn có khả năng ứng dụng và sẽ được nghiên cứu ở các đề án sau.
Từ khóa: Lignocellulose, nấm rơm (Volvariellavolvacea), rơm, vi khuẩn phân giải cellulose
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên