Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu mặn trên 20 giống/dòng đậu nành (Glycine max L.) địa phương và nhập nội được thực hiện trong điều kiện trồng thủy canh bằng dung dịch dinh dưỡng Hoagland. Thí nghiệm bố trí theo thể thức hai nhân tố (20 x 2) hoàn toàn ngẫu nhiên, với 3 lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Nhân tố thứ nhất 20 giống/dòng đậu nành bao gồm 10 địa phương và 10 nhập nội. Nhân tố thứ hai là độ mặn bao gồm 2 mức 0 và 100 mM NaCl. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao cây giảm 5,7-39,2% và chiều dài rễ giảm 0,8-34,4% khi cây bị xử lý mặn ở nồng độ 100 mM NaCl. Tương tự ghi nhận sinh khối tươi cây giảm 5,9-55,8% và sinh khối khô cây giảm 0,99-48,5% khi cây bị xử lý mặn ở nồng độ 100 mM NaCl. Chỉ số diệp lục trong lá (SPAD) ở tất cả các giống/dòng đậu nành có xu hướng tăng (30,98-45,4) ở cây trồng trong độ mặn 100 mM NaCl cao hơn so với cây trồng ở nghiệm thức đối chứng (22,6-37,97). Các giống/dòng nhập nội biểu hiện sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng bởi độ mặn 100 mM NaCl nhiều hơn so với các giống/dòng địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống/dòng đậu nành khác nhau có phản ứng khác nhau với độ mặn. Khả năng chịu mặn cao được ghi nhận trên các giống/dòng lai MTĐ 765, MTĐ 878- 22, DT 99 và HL 09-10 và giống địa phương Vàng Hà Giang.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên