Mục tiêu của nghiên cứu là (i) Đánh giá ảnh hưởng của bón CaCO3 hoặc CaSO4 đến sự cải thiện mức độ nhiễm mặn trên đất phù sa và đất phèn; (ii) Đánh giá khả năng cải thiện sự phát triển của lúa trên đất sau khi rửa mặn. Thí nghiệm được thực hiện từ 7/2016 đến tháng 10/2016 tại nhà lưới bộ môn Khoa học đất, khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố, 5 lần lặp gồm các nghiệm thức: (i) đất phù sa và đất phèn; (ii) có bổ sung CaCO3, bón CaSO4 và không bón bổ sung. Kết quả thí nghiệm cho thấy: trên đất phù sa nhiễm mặn bón CaSO4 giúp tăng hàm lượng canxi, giảm hàm lượng Na và giá trị SAR so với bón CaCO3. Bón CaSO4 trên đất phù sa nhiễm mặn giúp tăng sinh khối lúa ở thời điểm 25 ngày sau gieo. Trên đất phèn nhiễm mặn bón CaCO3 giúp tăng giá trị pH, hàm lượng canxi và giảm giá trị EC so với bón CaSO4 nhưng các chỉ tiêu natri, kali và SAR tương đương nhau khi bón CaCO3 hoặc CaSO4. Sinh khối lúa thời điểm 25 ngày sau gieo giữa hai nghiệm thức bón CaCO3 hoặc CaSO4 trên đất phèn nhiễm mặn tương đương nhau.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên