Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2019
Số tạp chí 17(1)(2019) Trang: 157-166
Tạp chí: Công nghệ Sinh học
Liên kết:

Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát hiệu quả chống oxy hóa và bảo vệ gan của cây Mơ lông Paederia lanuginosa W. thuộc chi Paederia, họ Cà phê (Rubiaceae). Thành phần hóa học của dịch chiết methanol lá Mơ lông được xác định có chứa alkaloid, flavonoid, glycoside, phenol, tannin, triterpenoid. Hàm lượng polyphenol và flavonoid có trong lá Mơ lông lần lượt là 16,55±0,08 mg GAE/g, 329,44±2,04 mg GAE/g. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của lá Mơ lông đã được khảo sát bằng các phương pháp 2,2–diphenyl–1–picrylhydrazyl (DPPH) và khử sắt (reducing power, RP). Kết quả chứng minh, lá Mơ lông có khả năng chống oxy hóa cao với nồng độ loại bỏ 50% gốc tự do (scavenging capacity of 50%, SC50) SC50 = 72,93±0,95 µg/mL và OD0,5 = 362,12±35,04 µg/mL, lần lượt cao hơn chất chuẩn vitamin C và BHA là 1,57 lần và 11,99 lần. Hiệu quả bảo vệ gan được khảo sát trên chuột tổn thương gan bằng carbon tetrachloride (CCl4) pha trong dầu olive (tỉ lệ 1:4) liều 2,5 mL/kg trọng lượng/ lần × 1 lần/ ngày bằng đường uống. Sau 1 giờ gây tổn thương gan, chuột được cho uống dịch chiết lá Mơ lông liều 100, 200 và 400 mg/kg trọng lượng chuột/ lần × 1 lần/ ngày; Chất chuẩn silymarin được sử dụng như chất đối chứng dương liều 16 mg/kg trọng lượng/ lần × 1 lần/ ngày. Sau 4 tuần khảo sát, kết quả cho thấy dịch chiết lá Mơ lông có hiệu quả bảo vệ gan dựa trên sự giảm hàm lượng enzyme chỉ thị chức năng gan ở các liều khảo sát 100, 200 và 400 mg/kg lần lượt là: ALT (56,68±9,36%, 90,44±17,64% và 94,07±8,88%) và AST (79,14±12,25%, 99,21±12,92% và 99,69±11,27%) so với nhóm chuột gây tổn thương gan bởi CCl4 không được điều trị. Kết quả phân tích mô bệnh học gan chuột được điều trị bằng lá Mơ lông cho thấy mô gan được cải thiện so với nhóm đối chứng bệnh, sự cải thiện này tương đương với nhóm điều trị bằng silymarin. Kết quả chứng minh được hiệu quả của loại cao này trong hoạt động chống oxy hóa và bảo vệ gan.

Các bài báo khác
Số tạp chí 246(2019) Trang: 19-23
Tạp chí: Tạp chí KHKT Chăn nuôi
Số tạp chí 241(2019) Trang: 25-30
Tác giả: Đỗ Võ Anh Khoa
Tạp chí: Tạp chí KHKT Chăn nuôi
Số tạp chí 5(2019) Trang: 261–264
Tạp chí: Vietnam Journal of Construction
Số tạp chí 17(1.2)(2019) Trang: 32–36
Tạp chí: The University of Danang, Journal of Science and Technology
Số tạp chí 17(2019) Trang: 187-195
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Số tạp chí 12(2019) Trang: 41-49
Tạp chí: Nghiên cứu lập pháp


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...