Chọn tạo các giống lúa chịu mặn cho sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết để thích ứng với sự gia tăng nhiễm mặn ở vùng này do biến đổi khí hậu. Từ yêu cầu này, nghiên cứu đã được thực hiện, sử dụng giống lúa Pokkali có khả năng chống chịu mặn cao làm giống cho gien chịu mặn để chuyển vào hai giống lúa năng suất cao và chất lượng tốt là OM231 và OM238 bằng phương pháp lai hồi giao. Kết quả đã chọn các dòng BC3F3, gồm 16 dòng của tổ hợp lai OM231/Pokkali và 20 dòng của tổ hợp lai OM281/Pokkali để đánh giá khả năng chịu mặn trong môi trường lỏng có chứa muối NaCl ở nồng độ 4‰; đồng thời xác định sự hiện diện của gien chịu mặn ở các dòng này bằng phương pháp phân tích chỉ thị phân tử SSR, sử dụng cặp mồi RM1287. Kết quả đã xác định 10 dòng chịu mặn, trong đó 2 dòng D4 và D11 từ tổ hợp lai OM231/Pokkali và 3 dòng D22, D24 và D33 từ tổ hợp lai OM238/Pokkali có đặc tính nông học và phẩm chất hạt tốt, đặc biệt có hàm lượng amylose thấp (
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên