Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích: chuyển đổi bản đồ đất sang bản đồ FCC và xác định các trở ngại của đất trồng lúa tỉnh An Giang. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp kế thừa tài liệu và thu thập thông tin; xác định mối quan hệ giữa hệ thống WRB và FCC; chuyển đổi và đánh giá độ phì. Kết quả đã xác định được 12 loại độ phì cho canh tác lúa (CCC, LLC, LCC, CCCf-, OOCf-, LSkeoS, LRkeoR, SkeoSkeoS, LCioC, La-pLa-Cc-, La-pLa-fC, Ca-pCa-Cc-). Qua đó cho thấy việc canh tác lúa ở An Giang thường gặp nhiều trở ngại. Đối với tầng đất mặt (0 - 20 cm) có 6 trở ngại: Có khả năng bị xói mòn do nước (LC), Khả năng cung cấp chất khoáng thấp (k), Khả năng giữ chất dinh dưỡng thấp (e), Carbon hữu cơ thấp (o), Đất chua ít (a-) và Thiếu lân (p). Đối với tầng đất dưới tầng mặt (20 – 50 cm) có 7 trở ngại: Có khả năng bị xói mòn do nước (LC), Khả năng cố định lân cao (i), Carbon hữu cơ thấp (o), Khả năng cung cấp chất khoáng thấp (k), Khả năng giữ chất dinh dưỡng thấp (e), Đất chua ít (a-) và Phèn tiềm tàng, khả năng giải phóng Fe2+, Al 3+ (f). Đối với tầng đất dưới (50 - 100 cm), đã xác định được 2 trở ngại là Phèn hoạt động, khả năng ngộ độc Fe2+, Al3+ (c-) và Phèn tiềm tàng, khả năng giải phóng Fe2+, Al3+ (f-).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên