Cà na (Canarium album) là loại cây trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Phi và Nam Á. Tại Việt Nam, cà na được trồng ở nhiều địa phương, quả có vị chua chát và hương thơm đặc trưng. Việc phân lập và tuyển chọn các dòng nấm tốt, đồng thời nghiên cứu lên men rượu cà na góp phần làm đa dạng các sản phẩm lên men từ trái cây và nâng cao giá trị kinh tế của quả cà na. Từ nguồn quả cà na ban đầu của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng (Việt Nam) và Kandal (Campuchia), có 50 dòng nấm men đã được phân lập, chia thành 6 nhóm dựa vào hình dạng tế bào và đặc tính sinh hóa. Kết quả phân lập cho thấy dòng nấm men R2B có khả năng lên men mạnh, sản phẩm rượu có độ cồn cao. Nghiên cứu khảo sát quy trình lên men rượu cà na từ dòng nấm men R2B (được định danh bằng phương pháp giải trình tự là Lachancea fermentati) được thực hiện dựa trên các chỉ tiêu về pH, độ Brix, mật số nấm men và thời gian lên men. Kết quả cho thấy sản phẩm rượu thu được có độ cồn cao (11,29% v/v) và đạt TCVN 7045:2009 trong điều kiện mật số nấm men là 107 TB/mL, dịch lên men được bổ sung đường saccharose đạt 24,01oBrix, pH = 3,88 và lên men rượu ở 30oC trong thời gian 12 ngày.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên