Hiệu quả sử dụng của phân lân trên đất phèn thường thấp vì lân bị Fe và Al cố định bởi pH thấp trong điều kiện của đất phèn. Mục tiêu của nghiên cứu là: đánh giá hiệu quả của bón lân phối trộn DCAP lên năng suất của cây khoai mì, khoai mỡ, khoai lang trên đất phèn Long Mỹ - Hậu Giang. Thí nghiệm nông hộ (on-farm research) được thực hiện trên ba hộ nông dân khác nhau (mỗi hộ là một lần lặp lại). Các nghiệm thức thí nghiệm: (i) Không bón lân; (ii) bón 30 kg P2O5ha-1; (iii) bón 30 kg P2O5ha-1 phối trộn DCAP; (iv) bón 60 kg P2O5ha-1 và (v) bón 60 kg P2O5ha-1 phối trộn DCAP. Kết quả thí nghiệm cho thấy, bón phân lân phối trộn với DCAP với liều lượng 30 kg P2O5 ha-1 cho đường kính, số củ và năng suất củ khoai lang, khoai mì bằng với bón 60 kg P2O5 ha-1 không phối trộn DCAP. Biện pháp này làm giảm được 30 kg P2O5 ha-1 bón vào đất. Không bón lân và bón 30 kg P2O5 ha-1 không phối trộn DCAP cho số củ và đường kính củ thấp từ đó làm giảm năng suất củ khoai mì và khoai lang. Bón lân phối trộn dicarboxylic acid polymer chưa cho thấy làm gia tăng năng suất khoai mỡ so với bón lân không phối trộn DCAP. Cần đánh giá ảnh hưởng của bón lân phối trộn với dicarboxylic acid polymer lên sinh trưởng, năng suất và hấp thu lân của cây khoai trồng trên các vùng đất phèn khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên