Tổng cộng có 61 dòng vi khuẩn Burkholderia glumae được phân lập từ các mẫu bệnh thối hạt thu thập tại 6 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp và An Giang. Trong tổng số 61 dòng vi khuẩn này đã phân lập được 41 dòng thực khuẩn thể, chiếm tỷ lệ ký sinh 67,21%. Kết quả đánh giá khả năng ký sinh cho thấy một dòng thực khuẩn thể có thể ký sinh nhiều dòng vi khuẩn, trong đó 6 dòng thực khuẩn thể cho thấy khả năng ký sinh trên nhiều dòng vi khuẩn B. glumae là ФHG17, ФVL30, ФVL34, ФVL39, ФAG58 và ФAG60. Kết quả cũng ghi nhận dòng phage ФVL39 có khả năng ký sinh cao nhất (26/61). Thí nghiệm khảo sát các mật độ thực khuẩn thể trong phòng trị bệnh thối hạt ở điều kiện nhà lưới thì cả 4 mật độ 105, 106, 107 và 108 PFU/ml đều thể hiện hiệu quả giảm bệnh, trong đó mật độ 108 PFU/ml cho hiệu quả cao nhất.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên