Qua kiểm tra sản dịch của 143 heo nái sinh sản sau khi sinh, phát hiện 106 heo tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13%. Trong đó có 100 mẫu có sự hiện diện của vi khuẩn E.coli,Streptococcus, Staphylococcus, Pseudomonas chiếm tỷ lệ lần lượt là 75,47%, 45,28%, 47,17% và 18,87%. Để chọn kháng sinh ứng viên cho bố trí thí nghiệm điều trị, phương pháp khuếch tán trên thạch đĩa của Kirby Bauer (1966) đã được sử dụng và thu được kết quả như sau: hai kháng sinh có độ kháng khuẩn rộng nhất là doxycycline và florfenicol. Để xác định hiệu quả điều trị của kháng sinh ứng viên, thí nghiệm được bố trí thành 3 nghiệm thức (NT), NT I gồm Marflo-45%, Cloprostenol và Gluco-K-C-Namin; NT II gồm Doksilin-LA, Cloprostenol và Gluco-K-C-Namin; NT III gồm Floxy, Cloprostenol và Gluco-K-C-Namin. Kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả điều trị của 3 NT là như nhau (100%). Tuy nhiên, thời gian điều trị khỏi bệnh ở NT I và III (khoảng 4 ngày) ngắn hơn so với nghiệm thức II (khoảng 6 ngày). Kết quả thí nghiệm còn cho thấy khả năng hồi phục chức năng sinh sản ở cả 3 NT là như nhau (tỷ lệ heo nái lên giống lại và tỷ lệ đậu thai rất cao (100%). Tóm lại, kết quả thử nghiệm cho thấy cả 3 phác đồ điều trị điều cho kết quả rất cao; tuy nhiên, phác đồ điều trị ở NT I hoặc III cho kết quả tối ưu nhất.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên