Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng phân rơm hữu cơ vi sinh được chế biến từ rơm rạ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 6 nghiệm thức (NT) phân ủ gồm NT1: đối chứng; NT 2: sử dụng rơm ủ với nấm Trichoderma; NT 2: rơm ủ với nấm Trichoderma + phân đạm + phânlân; NT 3: rơm ủ với nấm Trichoderma + vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum + vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas syringae; NT 4: Rơm rạ ủ với vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum + vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas syringae + phân lân + phân đạm, NT6 rơm rạ được ủ nấm Trichoderma spp. + phân vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân. Thí nghiệm được thực hiện trong 2 vụ Đông Xuân 2012-2013 và Hè Thu 2013 tại 3 xã: Trường Long Tây, huyện Châu Thành A; Long Bình, huyện Long Mỹ và Vị Thanh, huyện Vị Thủy của tỉnh Hậu Giang. Kết quả sau 2 vụ thí nghiệm cho thấy: chất lượng phân rơm (rơm rạ được ủ nấm Trichoderma spp. + phân vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân) sau 7 tuần ủ có tỷ số C/N và ẩm độ (%) giảm là 19,0 đến 19,8 (vụ Đông Xuân 2012-2013) và 63,8 đến 64,9%; 62,9-64,9% (vụ Đông Xuân 2012-2013, Hè Thu 2013). Nhiệt độ (oC) và mật số vi sinh vật tăng: 43,5 đến 44,3 oC; 40,8 đến 41,4 oC và 9,9 đến 10,6 x 106 CFU/100g phân rơm ủ; 8,0-9,4 x 106 CFU/100g phân rơm ủ (vụ Đông Xuân 2012-2013, Hè Thu 2013). Đối với hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K tăng 1,09 đến 1,17% và 0,84 đến 0,97%; 0,28 đến 0,29 và 0,23 đến 0,25 (vụ Đông Xuân 2012-2013, Hè Thu 2013); 2,42 đến 2.56% (vụ Đông Xuân 2012-2013).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên