Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08 -12/2014, số liệu được thu bằng cách phỏng vấn trực tiếp 37 hộ nuôi tôm – rừng ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi. Kết quả cho thấy, diện tích trung bình của các hộ nuôi 2,1ha, rừng chiếm tỷ lệ 35,9%, mương bao quanh 28,6%, độ sâu mực nước ở mương 1,3 m và trảng là 0,5 m. Tuổi cây rừng dao động từ 2 – 17 năm và trung bình là 6,7 năm. Số lần thả tôm giống và cua trong năm lần lượt là 4,7 và 5,2 lần; tương ứng với mật độ tôm là 16,8 con/m2 và cua là 0,6 con/m2. Tỷ lệ sống trung bình của tôm sú 1,3% và cua là 3,8%. Năng suất trung bình của tôm sú, cua, tôm tự nhiên và cá lần lượt là: 214,4; 61,2; 89,4 và 70,9 kg/ha/năm. Trung bình tổng chi phí của mô hình nuôi 23,9 triệu đồng/ha/năm; tổng thu nhập bình quân 86,3 triệu đồng/ha/năm; lợi nhuận đạt 62,3 triệu đồng/ha/năm và tỷ suất lợi nhuận tương ứng là 2,9. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi gồm: tỷ lệ sống, số lần thả, tuổi cây rừng và độ sâu mực nước của mương. Các mô hình nuôi có cây rừng lớn hơn 9 năm tuổi cho lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các tuổi cây rừng có tuổi nhỏ hơn. Ngoài ra, lợi nhuận còn ảnh hưởng bởi năng suất tôm sú, cua, cá, mật độ tôm và mật độ cua nuôi.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên