Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của nguồn lực sản xuất đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang. Thông qua cách tiếp cận 2 bước (two-step approach), nghiên cứu ứng dụng mô hình DEA (Data Envolopment Analysis) và phân tích MLR (Multiple Linear Regression) nhằm giải quyết mục tiêu đã đặt ra. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 98 hộ nghèo trồng khóm ở vùng nguyên liệu khóm Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, nơi có vùng chuyên canh khóm lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả phân tích cho thấy rằng, hiệu quả kỹ thuật của hộ nghèo trồng khóm đạt được tương đối khá tốt, một số hộ nghèo đạt được hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Quan trọng hơn, kết quả phân tích đã chỉ ra 4 nguồn lực quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nghèo trồng khóm là: kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, mức độ tiếp cận kỹ thuật và diện tích sản xuất. Trong đó, yếu tố mức độ tiếp cận kỹ thuật tác động mạnh nhất đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nghèo trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên