Tín dụng nông nghiệp tăng mạnh nhưng rất ít ngân hàng thương mại ?chạy đua? cho vay trong lĩnh vực này, đặc biệt là sự ?vắng bóng? của các công ty tài chính trên thị trường nông thôn Việt Nam. Có thể dễ dàng nhận thấy, rủi ro chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều công ty tài chính còn e dè và ?làm ngơ? với thị trường nông thôn. Rõ ràng, hoạt động sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro so với các ngành khác do dễ bị tổn thương trước những biến động của khí hậu, biến động giá cả hàng hóa và hạn chế về thương mại. Mặt khác, các công ty tài chính không mặn mà với khu vực này là bởi đa phần người dân vùng nông thôn có thu nhập thấp và nếu cho vay sẽ phát sinh chi phí cung cấp dịch vụ và chi phí quản lý cao. Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng nông thôn là rất lớn nhưng vẫn còn bị ?bỏ ngõ?, việc phát triển các loại hình tổ chức tài chính dành riêng cho khu vực nông thôn sẽ là ?cứu cánh? cho thị trường đang rất ?khát vốn? này. Xuất phát từ thực tiễn trên, bài viết trình bày một mô hình hoạt động của Công ty Cổ phần Tài chính Nông thôn Moldova (Rural Finance Corporation Moldova - RFC) nhằm tham khảo kinh nghiệm tổ chức và quản lý tín dụng trong thị trường khu vực nông thôn. Từ đó đề xuất một số gợi ý về một công ty tài chính nông thôn cho thị trường Việt Nam.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên