Nghiên cứu nhằm xác định kiểu hình và kiểu gen kháng kháng sinh của Escherichia coli phân lập trên lợn tại các cơ sở chăn nuôi tỉnh Hậu Giang đã được thực hiện từ tháng 3/2023 đến tháng 8/2023. Tổng số 108 mẫu đã được thu thập từ cơ sở chăn nuôi (32 mẫu phân lợn nái, 32 mẫu phân lợn con theo mẹ, 32 mẫu phân lợn thịt, 4 mẫu sàn, 4 mẫu nước thải và 4 mẫu nước sử dụng) để phân lập, xác định vi khuẩn E. coli. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mẫu phân lợn bị nhiễm E. coli là 64,58% (59,38% mẫu phân lợn nái, 59,38% mẫu phân lợn thịt và 75% mẫu phân lợn con). Tỷ lệ hiện diện của E. coli trên các mẫu môi trường chăn nuôi là 58,33% (75% mẫu sàn chuồng, 75% mẫu nước thải, 25% mẫu nước sử dụng). Các chủng E. coli phân lập được được kiểm tra khả năng kháng với 15 loại kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch, kết quả kiểm tra cho thấy E. coli kháng cao với trimethoprim/sulfamethoxazole (90,80%) amoxicillin (80,37%), ampicillin (79,75%), florfenicol (79,14%), streptomycin (66,26%); nhưng nhạy cảm cao với amoxcillin + acid clavulanic (72,17%), amikacin (69,93) và ofloxacin (62,58%). Số lượng các chủng E. coli phân lập được có sự đa kháng chiếm tỷ lệ cao (97,54%). Tỷ lệ hiện diện của một số gen kháng kháng sinh trên vi khuẩn E. coli phân lập được xác định bằng phương pháp PCR, kết quả là tỷ lệ hiện diện của các gen này lần lượt: blaampC (97,10%), tetA (85,51%), sulII (76,81%), strA (56,52%), blaTEM (7,25%), qnrA (2,9%), blaCTX-M (1,45%) và không có sự xuất hiện gen cat1. 92,75% chủng mang từ 2-6 gen với kiểu phân bố phổ biến nhất là blaampC+ tetA + sulII+strA. Từ khóa: Lợn, kháng kháng sinh, gen kháng, E. coli, Hậu Giang.
Trích dẫn: Bùi Thị Lê Minh, Lưu Hữu Mãnh và Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2018. Tình hình nhiễm Escherichia coli sinh beta-lactamase phổ rộng trên người chăn nuôi gà ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Nông nghiệp): 1-5.
Trích dẫn: Bùi Thị Lê Minh, Lưu Hữu Mãnh và Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2016. Kết quả khảo sát Escherichia coli sinh beta-lactamase phổ rộng trên gà tại một số cơ sở giết mổ ở tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 2): 1-5.
Bùi Thị Lê Minh, Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2016. Khảo sát sự hiện diện gen CTX-M, TEM và SHV ở Escherichia coli sinh β-Lactamase phổ rộng phân lập từ gà ở tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 42: 1-6
Bùi Thị Lê Minh, Hồ Thị Bảo Trân, Võ Ngọc Duy, 2015. KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA TỎI (Allium sativum L.) TRÊN Escherichia coli VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỎI LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 1-6
Trích dẫn: Bùi Thị Lê Minh, Lưu Hữu Mãnh và Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2016. Tình hình nhiễm Escherichia coli sinh beta-lactamase phổ rộng trên gà bệnh ở tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 2): 6-10.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên