Bạc lá (cháy bìa lá) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae là một trong những bệnh gây hại trên ruộng lúa. Nghiên cứu này khảo sát cơ chế kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn (kích kháng) trong cây lúa liên quan đến khả năng giúp giảm bệnh khi phun lên lá lúa cao chiết lá sống đời (Kalanchoe pinnata) ly trích bằng phương pháp tách chiết lỏng - lỏng với dung môi methanol. Ba nồng độ cao chiết (1; 1,5; 2%) và ba biện pháp phun gồm: (1) phun ở thời điểm 14 ngày trước chủng bệnh (NTCB), (2) phun ở thời điểm 7 NTCB và (3) phun kết hợp cả hai thời điểm này được sử dụng để khảo sát khả năng giúp giảm bệnh trong điều kiện nhà lưới. Phun cao chiết 1% lên lá lúa ở thời điểm 14 NTCB giúp giảm chiều dài vết bệnh, tương đương với đối chứng dương sử dụng thuốc hóa học Starner 20WP ở tất cả các thời điểm khảo sát. Kết quả khảo sát hoạt tính của bốn enzyme liên quan đến cơ chế kháng bệnh gồm: Peroxidase, catalase, polyphenol oxidase và phenylalanine ammonia lyase cho thấy, khả năng giúp giảm bệnh cháy bìa lá của cao chiết lá sống đời có liên quan đến cơ chế kích kháng. Hoạt tính của cả bốn enzyme tăng sớm khi cây lúa được xử lý với cao chiết và tăng cao hơn khi có sự hiện diện của cả mầm bệnh và cao chiết.
Nguyễn Đắc Khoa, Dương Minh, , 2010. SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM SINH HỌC ĐỂ QUẢN LÝ BỆNH HẠI LÚA, CÂY ĂN QUẢ VÀ RAU MÀU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ KHÔNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 117-126
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên