Bài viết này trình bày một số kết quả nghiên cứu trong năm 2021 về ứng dụng vi khuẩn đối kháng Serratianematodiphila CT-78 phòng trị bệnh bạc lá và kích thích cây lúa tăng trưởng của Nhóm Nghiên cứu Bệnh cây tại Viện NC&PT Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ. Vi khuẩn CT-78 đối kháng với mầm bệnh Xanthomonasoryzae pv. oryzae do có khả năng tạo ra các hợp chất siderophore, enzyme protease và lipase. Ngoài khả năng đối kháng với mầm bệnh, vi khuẩn CT-78 còn có khả năng cố định đạm, hòa tan lân khó tan, tạo indole-3-acetic acid (IAA) và gibberellin (GA) để kích thích cây lúa tăng trưởng. Kết quả so sánh tốc độ tăng trưởng của vi khuẩn CT-78 trong các môi trường phổ biến gồm nutrien broth, cám, trấu và bột talc cho thấy trấu là môi trường thích hợp để ứng dụng sản xuất sinh khối. Kết quả nghiên cứu tồn trữ cho thấy vi khuẩn CT-78 duy trì được hiệu quả giảm bệnh bạc lá trên ruộng lúa sau 12 tháng trong các môi trường cám, trấu và bột talc.
Nguyễn Đắc Khoa, Dương Minh, , 2010. SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM SINH HỌC ĐỂ QUẢN LÝ BỆNH HẠI LÚA, CÂY ĂN QUẢ VÀ RAU MÀU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ KHÔNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 117-126
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên