Bệnh bạc lá (cháy bìa lá) lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra là một trong những bệnh phổ biến và quan trọng trên ruộng lúa. Sáu chủng vi khuẩn đối kháng được phân lập tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có khả năng giúp giảm bệnh đã được định danh lần lượt là Serratia nematodiphila CT-78, Bacillus safensis AG-131, B. stratosphericus AG-62, B. aerophilus HG-33, B. pumilus TG-71 và B. subtilis ST-14. Bài viết này tổng hợp một số kết quả nghiên cứu trong năm 2022 của Nhóm nghiên cứu Bệnh cây tại Viện NC&PT Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ về (i) hiệu quả sau 24 tháng tồn trữ vi khuẩn CT-78, (ii) hiệu quả khi phối trộn các chủng vi khuẩn Bacillus sp. và (iii) các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo bào tử của các chủng vi khuẩn này. Vi khuẩn CT-78 vẫn duy trì được mật số và hiệu quả giảm bệnh bạc lá lúa trong điều kiện nhà lưới sau 24 tháng tồn trữ trong chất mang trấu và bột talc. Tuy huyền phù chứa hỗn hợp hai chủng vi khuẩn TG-71 và HG-33 (tỷ lệ 2:1) và hỗn hợp hai chủng AG-131 và AG-26 (tỷ lệ 1:2) vẫn có hiệu quả giúp giảm bệnh bạc lá lúa trong điều kiện nhà lưới, tỷ lệ phối trộn các chủng vi khuẩn này cần được tiếp tục nghiên cứu để đạt được hiệu quả cao hơn. Ngoài thời gian nuôi cấy, quá trình tạo bào tử của mỗi chủng vi khuẩn còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, bao gồm glucose và FeSO4 đối với chủng AG-62, peptone, (NH4)2SO4 và CaCl2.2H2O đối với chủng hai chủng HG-33 và TG-71 và glucose và KH2PO4 đối với chủng ST-14.
Nguyễn Đắc Khoa, Dương Minh, , 2010. SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM SINH HỌC ĐỂ QUẢN LÝ BỆNH HẠI LÚA, CÂY ĂN QUẢ VÀ RAU MÀU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ KHÔNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 117-126
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên