Cao chiết tổng số lá sống đời (Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.) trích ly bằng phương pháp tách chiết lỏng - lỏng với dung môi methanol có khả năng giúp hạn chế bệnh bạc lá lúa (Xanthomonas oryzae pv. oryzae) bằng cơ chế kích kháng. Nghiên cứu này trình bày khả năng giúp hạn chế bệnh bạc lá lúa và cơ chế kích kháng khi ngâm hạt lúa trước khi gieo với bốn loại cao phân đoạn lá sống đời F1, F2, F3 và F4 điều chế bằng phương pháp sắc ký cột silica gel. Hệ dung môi sử dụng để điều chế bốn loại cao phân đoạn này lần lượt là (1) hexane - ethyl acetate - dichloromethane, (2) methanol - acetone, (3) acetone và (4) methanol. Các loại cao phân đoạn đều không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm và phát triển của hạt lúa. Cao phân đoạn F3 làm giảm chiều dài vết bệnh tương đương với thuốc hoá học Starner 20WP đến 21 ngày sau lây nhiễm bệnh. Kết quả khảo sát hoạt tính của hai enzyme peroxidase (POX) và catalase (CAT) liên quan đến cơ chế kháng bệnh bạc lá cho thấy cao phân đoạn F3 có khả năng kích thích cây lúa kháng bệnh. Hoạt tính của POX và CAT tăng cao và ở giai đoạn sớm khi hạt lúa giống được ngâm với cao phân đoạn F3 trước khi gieo.
Nguyễn Đắc Khoa, Dương Minh, , 2010. SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM SINH HỌC ĐỂ QUẢN LÝ BỆNH HẠI LÚA, CÂY ĂN QUẢ VÀ RAU MÀU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ KHÔNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 117-126
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên