Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
57 (2019) Trang: 11-16
Tạp chí: Khoa học đất
Liên kết:

Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thâm canh lúa liên tục trong nhiều năm trên nhóm đất phù sa được bồi (Fluvisols) và phù sa cổ (Plinthosols) có thể gây thay đổi hình thái và tính chất đất. Do đó đề tài được thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm hình thái và một số tính chất hóa học trên 2 nhóm đất canh tác lúa gồm: đất phù sa được bồi tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang và đất phù sa cổ tại huyện Mộc Hóa tỉnh Long An. Phẫu diện đất được đào và mô tả theo hướng dẫn của FAO (2006). Mẫu đất được thu thập theo từng tầng phát sinh để đánh giá một số tính chất hóa học đất. Kết quả khảo sát cho thấy đất Fluvisols phát triển mạnh được phân thành 4 tầng Ap, Bg1, Bg2 và Cg trong khoảng độ sâu 200 cm. Đất Plinthosols phát triển khá được chia thành 4 tầng Ap, Bg1, Bg2 và Bg3. Nhìn chung, hình thái phẫu diện đất đều đặc trưng cho cả hai nhóm đất Fluvisols và Plinthosols ở ĐBSCL. Hai nhóm đất có pH đất hơi thấp và EC đất không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa. Hàm lượng chất hữu cơ, N tổng, N hữu dụng trên cả hai nhóm đất đều rất thấp, điều này gây ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây lúa, từ đó là giới hạn năng suất lúa theo thang đánh giá của cây lúa. Hàm lượng các cation trao đổi (K+, Na+, Ca2+ và Mg2+) trong phẫu diện đất đạt từ thấp đến trung bình. Hàm lượng Al3+ trao đổi trong phẫu diện đất Plinthosols đạt rất cao (8,9-15,2 cmol(+)/kg) đạt ngưỡng gây độc cho cây lúa. Cần có biện pháp bón bổ sung chất hữu cơ, phân hóa học nhằm nâng cao độ phì nhiêu đất trên cả hai nhóm đất phù sa được bồi và phù sa cổ. Đồng thời kết hợp bón vôi trong canh tác lúa để gia tăng pH đất và giảm độc chất Al3+trong đất trên nhóm đất phù sa cổ.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thâm canh lúa liên tục trong nhiều năm trên nhóm đất phù sa được bồi (Fluvisols) và phù sa cổ (Plinthosols) có thể gây thay đổi hình thái và tính chất đất. Do đó đề tài được thực hiện nhằm đánh giá đặc điểm hình thái và một số tính chất hóa học trên 2 nhóm đất canh tác lúa gồm: đất phù sa được bồi tại huyện Châu Thành tỉnh An Giang và đất phù sa cổ tại huyện Mộc Hóa tỉnh Long An. Phẫu diện đất được đào và mô tả theo hướng dẫn của FAO (2006). Mẫu đất được thu thập theo từng tầng phát sinh để đánh giá một số tính chất hóa học đất. Kết quả khảo sát cho thấy đất Fluvisols phát triển mạnh được phân thành 4 tầng Ap, Bg1, Bg2 và Cg trong khoảng độ sâu 200 cm. Đất Plinthosols phát triển khá được chia thành 4 tầng Ap, Bg1, Bg2 và Bg3. Nhìn chung, hình thái phẫu diện đất đều đặc trưng cho cả hai nhóm đất Fluvisols và Plinthosols ở ĐBSCL. Hai nhóm đất có pH đất hơi thấp và EC đất không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa. Hàm lượng chất hữu cơ, N tổng, N hữu dụng trên cả hai nhóm đất đều rất thấp, điều này gây ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây lúa, từ đó là giới hạn năng suất lúa theo thang đánh giá của cây lúa. Hàm lượng các cation trao đổi (K+, Na+, Ca2+ và Mg2+) trong phẫu diện đất đạt từ thấp đến trung bình. Hàm lượng Al3+ trao đổi trong phẫu diện đất Plinthosols đạt rất cao (8,9-15,2 cmol(+)/kg) đạt ngưỡng gây độc cho cây lúa. Cần có biện pháp bón bổ sung chất hữu cơ, phân hóa học nhằm nâng cao độ phì nhiêu đất trên cả hai nhóm đất phù sa được bồi và phù sa cổ. Đồng thời kết hợp bón vôi trong canh tác lúa để gia tăng pH đất và giảm độc chất Al3+ trong đất trên nhóm đất phù sa cổ.

Các bài báo khác
Số 42 (2016) Trang: 104-117
Tải về
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 130-137
Tải về
Số 05 (2017) Trang: 150-157
Tải về
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 153-158
Tải về
Số 04 (2016) Trang: 52-62
Tải về
Số Nông nghiệp 2016 (2016) Trang: 94-100
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...