Ngày nhận bài: 02/08/2018 Ngày nhận bài sửa: 30/08/2018
Ngày duyệt đăng: 27/02/2019
Title:
Designing the rice flour cutting machine and producing flour pearls for traditional rice flour villages
Từ khóa:
Làng nghề truyền thống, máy cắt bột, vi điều khiển, viên trân châu
Keywords:
Flour pearl, microcontroller, rice flour cutting machine, traditional village
ABSTRACT
The paper presents an automatically cutting solution for wet rice flour at traditional rice flour village in Vietnam. Rice sunk in water and grinded into rice flour liquid is compressed and cut into smaller flour blocks. To make them easily dry and relatively uniform, an automatically cutting mechanism is proposed. According to experience of rice flour producers at the traditional rice flour village and practical tests, automatically cutting mechanism using a lead screw is proposed in this work. The testing results at My Tu traditional rice flour village show that the lead screw-based compression mechanism gives naturally uniform rice flour blocks. The average capacity of the designed machine is approximately 400 kg/day. To make the machine more flexible, a mechanism for producing flour pearls is integrated. A cutting frame for creating cylindrical flour bars is installed in the cutting machine. Each cylindrical flour bar is automatically cut and crumpled up flour pearls based on two rollers with the same direction but their different speeds. The practical results show that the proposed method should be applied at traditional rice flour villages in Mekong Delta area and Vietnam as well.
TÓM TẮT
Bài báo trình bày một giải pháp thiết kế máy cắt bột tự động cho các làng nghề làm bột gạo nguyên liệu ở Việt Nam. Gạo sau khi ngâm và xay ra thành nước bột sẽ được tách nước, nén và cắt với kích thước định trước. Để phơi mau khô và tạo tính đồng đều cho bột nguyên liệu, cơ cấu cắt bột tự động được đề xuất. Từ kinh nghiệm của các hộ sản xuất bột tại các làng nghề và thử nghiệm thực tế, máy nén bột với cơ cấu vít-me được dùng trong nghiên cứu này. Kết quả thử nghiệm thực tế tại làng nghề huyện Mỹ Tú cho thấy, cơ cấu nén bột dùng vít-me cho bột đầu ra đồng đều và tự nhiên hơn. Năng suất trung bình của máy đạt xấp xỉ 400 kg/ngày. Ngoài ra để tạo tính linh hoạt cho máy cắt bột tự động này, một cơ cấu tạo các viên trân châu được tích hợp như một lựa chọn. Nếu muốn tạo viên trân châu, khung dao tạo khối bột hình trụ được sử dụng. Khối bột hình trụ này được cắt và tạo viên nhờ vào cơ cấu vo viên tự động sử dụng hai ru-lô quay cùng chiều nhưng khác tốc độ. Với kết quả đạt được, máy cắt bột tự động nên được đưa vào sử dụng tại các làng nghề làm bột ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Trích dẫn: Nguyễn Hoàng Dũng Nguyễn Văn Chí Hiền, Hà Minh Trí, Lê Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Phước Lộc, 2019. Thiết kế máy cắt bột và tạo viên trân châu hỗ trợ các làng nghề sản xuất bột truyền thống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(1A): 1-13.
Trích dẫn: Nguyễn Hoàng Dũng, Đỗ Anh Khoa và Trần Lê Trung Chánh, 2019. Xây dựng ảnh não ba chiều sử dụng phương pháp quang cận hồng ngoại. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(5A): 1-11.
Trích dẫn: Nguyễn Hoàng Dũng, Đoàn Toại Nghiêu và Nguyễn Phước Lộc, 2019. Thiết kế máy gấp giấy tự động hỗ trợ công tác văn thư. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2A): 26-32.
Nguyễn Hoàng Dũng, 2010. ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT THÍCH NGHI HỆ PHI TUYẾN DÙNG MẠNG NƠRON HÀM CƠ SỞ XUYÊN TÂM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15a: 263-272
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên