Ngày nhận bài:21/10/2019 Ngày nhận bài sửa: 05/02/2020
Ngày duyệt đăng: 23/04/2020
Title:
Effects of pre-treatments on the antioxidant activity of gac (Momordica cochinchinesis Spreng) seed aril extract for further application research in fish oil preservation
Gac seed aril, a well-known natural food colorant, with high nutritional values. This study was conducted to evaluate the effects of pre-treatments on the antioxidant activity of gac (Momordica cochinchinesis Spreng) seed aril extract for further application research in fish oil preservation. Gac seed aril was pre-treated by soaking in ascorbic acid for 96 hours while untreated sample was considered as the control. The samples were then extracted in 96% ethanol to give crude extracts. Antioxidant activity was assessed through DPPH radical scavenging activity test and the total phenolic content in the extracts. The antioxidant capacity of aril extract supplemented in marine fish oil and salmon oil at 60°C were evaluated by determined peroxide value (PV) and Thiobarbituric acid reactive substances (TBARS). Results showed that using ascorbic acid in pre-treatment could preserve antioxidant properties and total phenolic content of gac aril extract. Extract pre-soaked in ascorbic acid indicated its potential application in preservation of marine fish oil and salmon oil.
TÓM TẮT
Màng hạt gấc được biết đến là một chất nhuộm màu tự nhiên có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ màng hạt gấc, cung cấp thông tin cơ sở cho các nghiên cứu ứng dụng cao chiết trong việc bảo quản dầu cá. Trong nghiên cứu này, màng hạt gấc được tiền xử lý với acid ascorbic trong 96 h. Mẫu không ngâm trong acid ascorbic là mẫu đối chứng. Sau đó các mẫu được tiếp tục chiết trong dung môi ethanol 96% để thu được cao chiết từ màng hạt gấc. Việc đánh giá ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết được xác định thông qua khả năng khử gốc tự do DPPH và tổng hàm lượng phenolic có trong cao chiết. Cao chiết được bổ sung vào dầu cá biển và dầu cá hồi nhằm xác định khả năng chống oxy hóa các mẫu dầu ở nhiệt độ 60°C qua các chỉ số Peroxide (PV) và TBARS. Kết quả cho thấy, việc tiền xử lý màng hạt gấc bằng acid ascorbic có khả năng bảo vệ hoạt tính chống oxy hóa tốt hơn so với mẫu đối chứng. Sự khác biệt về chỉ số peroxide và TBARS trong 12 ngày bảo quản mẫu dầu cá biển và dầu cá hồi ở 60oC cho thấy khả năng ứng dụng cao chiết từ màng hạt gấc đã qua xử lý acid ascorbic trong bảo quản các loại dầu khác nhau.
Trích dẫn: Nguyễn Lê Anh Đào, Huỳnh Thị Kim Duyên, Trần Minh Phú, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thị Như Hạ, Kazufumi Osako và Toshiaki Ohshima, 2020. Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ màng hạt gấc (Momordica cochinensis Spreng) trong quá trình bảo quản dầu cá. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 240-247.
Trích dẫn: Nguyễn Lê Anh Đào, Đỗ Thị Thanh Hương, Trần Nhân Dũng và Bùi Thị Minh Diệu, 2019. Tuyển chọn các dòng nấm mốc Aspergillus spp. có khả năng phân hủy bã mía sau trồng nấm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(4B): 1-9.
Trích dẫn: Nguyễn Lê Anh Đào, Nguyễn Thị Như Hạ, Huỳnh Thị Kim Duyên, Trần Minh Phú, Nguyễn Quốc Thịnh, Kazufumi Osako và Toshiaki Ohshima, 2020. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chà bông tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 212-221.
Trích dẫn: Nguyễn Lê Anh Đào, Nguyễn Thị Cẩm Tiên và Trần Minh Phú, 2018. Ảnh hưởng của dung môi chiết tách đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ bột tảo Spirulina (Anthrospira platensis). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 218-226.
Trích dẫn: Nguyễn Lê Anh Đào, Huỳnh Thị Kim Duyên, Nguyễn Thị Như Hạ, Trần Minh Phú, Nguyễn Quốc Thịnh, Kazufumi Osako và Toshiaki Ohshima, 2020. Ảnh hưởng của cao chiết cây hương thảo đến chất lượng chả cá từ cá thát lát còm và dè cá tra trong điều kiện bảo quản lạnh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 273-281.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên