Aspergillus is one of the strong cellulose degrading microorganisms. This study was done to select Aspergillus spp. strains for waste harvested mushroom hydrolyzing ability assay by isolating, selecting, identifying and applying of cellulose degrading activity of Aspergillus spp. From the result, 65 strains of the genus Aspergillus were isolated and initially classified from five sources of rhizophere soil, rice-field soil, rotten straw (O Mon), bagasse (Hau Giang), sawdust (Can Tho). Two strains namely BM-CMC-6 and DR-GL-9 showed the highest cellulase activity by giving strongest cellulolytic activity on inductive substrates such as bagasse, rice-straw or filter paper. These strains also showed the highest activity of endoglucanses and β-glucosidases. Combination of BM-CMC-6 and DR-GL-9 strains revealed as a potential product in treating bagasse obtained from mushroom harvest with the C/N ratio (27,48) and reduced weight (31,57%) of the bagasse after hydrolyzed 15 days. Hyphae characteristics and the DNA sequences indicated BM-CMC-6 belonged to A. niger and DR-GL-9 was A. tubingensis.
TÓM TẮT
Aspergillus là một trong những loài vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose mạnh. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tuyển chọn các dòng nấm mốc Aspergillus spp. có khả năng phân hủy bã cơ chất sau trồng nấm thông qua việc phân lập, tuyển chọn, định danh và ứng dụng hoạt tính phân giải cellulose của các dòng Aspergillus spp. Kết quả cho thấy, 65 dòng nấm mốc thuộc chi Aspergillus spp. từ 5 nguồn đất rễ, đất ruộng, rơm mục (Ô Môn), bã mía (Hậu Giang), mùn cưa (Cần Thơ) đã được phân lập và định danh sơ bộ dựa vào đặc điểm hình thái. Trong đó, dòng Aspergillus niger (BM-CMC-6) và Aspergillus tubingensis (DR-GL-9) có hoạt tính enzyme cellulase cao nhất và có khả năng phân giải mạnh cellulose trên cơ chất bã mía, rơm, giấy lọc. Hai dòng này cũng thể hiện hoạt tính enzyme endoglucanses và β-glucosidases cao nhất khi khảo sát hoạt tính hệ enzyme cellulase. Sự phối hợp dòng BM-CMC-6 và DR-GL-9 thể hiện tiềm năng làm chế phẩm để xử lý bã mía sau trồng nấm dựa trên tỷ lệ C/N (27,48) và khối lượng cơ chất giảm (31,57%) sau 15 ngày. Kết hợp giữa đặc tính hình thái và trình tự cho thấy dòng BM-CMC-6 đồng hình 100% với A. niger và DR-GL-9 đồng hình 99% với A. tubingensis.
Trích dẫn: Nguyễn Lê Anh Đào, Đỗ Thị Thanh Hương, Trần Nhân Dũng và Bùi Thị Minh Diệu, 2019. Tuyển chọn các dòng nấm mốc Aspergillus spp. có khả năng phân hủy bã mía sau trồng nấm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(4B): 1-9.
Trích dẫn: Nguyễn Lê Anh Đào, Nguyễn Thị Như Hạ, Huỳnh Thị Kim Duyên, Trần Minh Phú, Nguyễn Quốc Thịnh, Kazufumi Osako và Toshiaki Ohshima, 2020. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chà bông tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 212-221.
Trích dẫn: Nguyễn Lê Anh Đào, Nguyễn Thị Cẩm Tiên và Trần Minh Phú, 2018. Ảnh hưởng của dung môi chiết tách đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ bột tảo Spirulina (Anthrospira platensis). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 218-226.
Trích dẫn: Nguyễn Lê Anh Đào, Huỳnh Thị Kim Duyên, Trần Minh Phú, Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thị Như Hạ, Kazufumi Osako và Toshiaki Ohshima, 2020. Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý đến hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết từ màng hạt gấc (Momordica cochinensis Spreng) trong quá trình bảo quản dầu cá. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 240-247.
Trích dẫn: Nguyễn Lê Anh Đào, Huỳnh Thị Kim Duyên, Nguyễn Thị Như Hạ, Trần Minh Phú, Nguyễn Quốc Thịnh, Kazufumi Osako và Toshiaki Ohshima, 2020. Ảnh hưởng của cao chiết cây hương thảo đến chất lượng chả cá từ cá thát lát còm và dè cá tra trong điều kiện bảo quản lạnh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 273-281.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên