Trong những năm gần đây, các mô hình nuôi lươn trong ao, trong bể xi măng và bể lót bạt có hoặc không có giá thể phát triển ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh... với diện tích nuôi ngày càng lớn. Trong số các hộ nuôi lươn sử dụng thức ăn tươi (cá tạp nước ngọt, ốc bươu vàng, hến, tép,...), nhiều hộ nuôi sử dụng thức ăn kết hợp thức ăn tươi và công nghiệp cho lươn nuôi. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống lươn nhân tạo thành công đã một phần cung cấp lươn giống phục vụ nhu cầu nuôi ngày càng tăng cao. Ở ĐBSCL, lươn đã được nghiên cứu sản xuất giống và ương từ bột lên giống (Khánh và ctv., 2007; Hương và ctv., 2008; Khanh & Ngan, 2010). Lươn 5 ngày tuổi được ương bằng trứng nước, từ 20 ngày tuổi sử dụng trùn chỉ và từ 60 ngày tuổi trở lên cho ăn cá xay kết hợp với thức ăn viên (Hiệu, 2015). Hiện nay, một số hộ nuôi đã sử dụng giống lươn nhân tạo và thức ăn công nghiệp dành cho cá chình (44% protein, 8% lipid) hay cá lóc (40% protein) để thay thế dần cá tạp làm thức ăn ương và nuôi lươn. Phát triển thức ăn viên thay thế thức ăn tươi sống là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng quy trình nuôi thương phẩm các loài thủy sản có giá trị. Nghiên cứu khả năng sử dụng thức ăn viên thành công trên một số đối tượng ăn động vật như cá thát lát còm (Hiền & Thùy, 2008; Hiền và ctv., 2014), cá lóc (Hiền và ctv., 2011) đã mở ra hướng phát triển thức ăn viên cho các giai đoạn nuôi thương phẩm lươn đồng.
Trần Thị Thanh Hiền, Trần Lê Cẩm Tú, Bùi Vũ Hội, 2015. Khả năng thay thế bột cá bằng bột thịt xương làm thức ăn cho cá thát lát còm (Chitala chitala Hamilton, 1822). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 38: 101-108
Trần Thị Thanh Hiền, Lam Mỹ Lan, Trần Lê Cẩm Tú, NGUYEN HUU BON, 2013. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NHU CẦU PROTEIN VÀ LIPID CỦA CÁ THÁT LÁT CÒM (CHITALA CHITALA) GIAI ĐOẠN GIỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 196-204
Trần Thị Thanh Hiền, Trần Thị Bé, Lê Quốc Toán, Nguyễn Hoàng Đức Trung, 2010. THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG BỘT NÀNH LÀM THỨC ĂN CHO CÁ LÓC BÔNG (CHANNA MICROPELTES). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15a: 207-213
Trần Thị Thanh Hiền, Bùi Minh Tâm, Trần Lê Cẩm Tú, Nguyễn Hoàng Đức Trung, Bùi Vũ Hội, Trịnh Mỹ Yến, 2012. GIAI ĐOẠN CHO ĂN THÍCH HỢP CỦA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ CÁ TẠP BẰNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN TRONG ƯƠNG CÁ LÓC BÔNG (CHANNA MICROPELTES). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 261-268
Trần Thị Thanh Hiền, Trần Lê Cẩm Tú, Nguyễn Vĩnh Tiến, Nguyễn Bảo Trung, Trần Minh Phú, Phạm Minh Đức, Bengston David, 2014. THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG MỘT SỐ NGUỒN BỘT ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN CHO CÁ LÓC (CHANNA STRIATA). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 310-318
Trần Thị Thanh Hiền, 2009. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KHOAI NGỌT (DIOSCOREA ALATA) LÀM THỨC ĂN CHO CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 390-397
Trần Thị Thanh Hiền, 2009. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NHU CẦU LYSINE TRONG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 398-405
Trần Thị Thanh Hiền, Lê Quốc Phong, 2011. KHẢ NĂNG THAY THẾ BỘT CÁ BẰNG BỘT ĐẬU NÀNH TRONG THỨC ĂN CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIAI ĐOẠN GIỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17a: 50-59
Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn, Dương Thúy Yên, Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2005. NHU CẦU ĐẠM CỦA CÁ LÓC BÔNG (CHANNA MICROPELTES CUVIER, 1831) GIAI ĐOẠN GIỐNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 03: 58-65
Trích dẫn: Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Thanh Tú, Trần Lê Cẩm Tú và Lam Mỹ Lan, 2019. Nghiên cứu thay thế bột cá bằng bột đậu nành chế biến thức ăn cho lươn (Monopterus albus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 96-103.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên