Công tác quản lý rủi ro là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển logistics 4.0. Việc kiểm soát tốt các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực, thời gian, cắt giảm chi phí, giảm thiểu tổn thất không đáng có, đồng thời mang lại nhiều lợi ích như nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu này sử dụng mô hình DEMATEL (Decision Making Trial and Evaluation Laboratory) để xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro. Dựa trên ý kiến của 31 chuyên gia, nghiên cứu đã đánh giá mức độ quan trọng và tác động của 21 rủi ro. Kết quả phân tích cho thấy các rủi ro như sự hạn chế trong quy định pháp lý về e-logistics, quy trình kỹ thuật số, và quyền sở hữu dữ liệu có ảnh hưởng mạnh đến các rủi ro khác, đặc biệt dẫn đến hậu quả nặng nề nhất là sự hạn chế về nguồn nhân lực có chuyên môn.
Trần Thị Thắm, Trần Thị Mỹ Dung, 2017. Evaluating the impact of supply chain capabilities to the business success: A case study in small and medium food companies in Mekong Delta. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 05: 114-121
Trích dẫn: Trần Thị Thắm, Đỗ Thị Kiều Hoanh, Trần Thị Mỹ Dung và Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2020. Mô hình tích hợp Fuzzy-AHP-TOPSIS đánh giá các website bán hàng online. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(1A): 37-48.
Trích dẫn: Trần Thị Thắm, Nguyễn Trọng Trí Đức, Nguyễn Thị Lệ Thủy và Nguyễn Thắng Lợi, 2019. Ứng dụng Fuzzy TOPSIS trong đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(4A): 38-51.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên