Tinh dầu của lá húng chanh (còn được gọi là tần dầy lá) Plectranthus Amboinicus (Lour.) Spreng thu hái ở tỉnh Hậu Giang được nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học trong bài báo này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần chính trong tinh dầu lá húng chanh có 18,81% p-cymene, 11,88% carvacrol và 10,56% δ-cadinene, 9,41% β-Caryophyllene và một số cấu tử khác. Phương pháp DPPH cho biết tinh dầu này có khả năng kháng gốc tự do với giá trị IC50 = 118,587 µg.mL-1 Phương pháp khuếch tán đĩa giấy cho thấy, tinh dầu thể hiện hoạt tính kháng tốt đối với các chủng vi sinh vật thử nghiệm bao gồm Bacillus cereus ATCC® 10876TM; Listeria innocua ATCC® 33090TM; Escherichia coli ATCC® 25922TM; Pseudomonas aeruginosa ATCC® 27853TM; Staphylococcus aureus ATCC® 25923TM; Salmonella typhimurium ATCC® 13311TM và nấm Candida Albicans HS1.
Nguyễn Thị Bích Thuyền, Châu Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Diệu Thúy, 2012. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA TINH DẦU HÚNG CHANH (PLECTRANTHUS AMBOINICUS LOUR.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 21a: 144-147
Nguyễn Thị Bích Thuyền, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2007. KHẢO SÁT TINH DẦU VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO ETHYL ACETATE TỪ CỦ GỪNG NHẬT BẢN (ZINGIBER OFFICINALE ROSCOE VAR KINTOKI). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 157-162
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên