Hoạt tính kháng oxy hóa và kháng sinh của cao chiết lá trứng cá (Mungtingia calabura L.) đã được khảo sát trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, cao chiết thể hiện hoạt tính kháng sinh tốt đối với 8 chủng vi khuẩn bao gồm Escherichia Coli ATCC 25922, Staphylococcus aureus ATCC 25923, Bacillus subtilis ATCC 6633, Listeria innocuaATCC 33090, Bacillus cereusATCC 14579, Enterococcus faecalis ATCC 29212, Pseudomonas aeruginosa ATCC 27583 và Aspergillus Niger ATCC 6275. Trong đó, cao trứng cá kháng tốt đối với Escherichia Coli ATCC 25922, Enterococcus faecalis ATCC 29212 và Aspergillus Niger ATCC 6275 nhưng kháng yếu đối với Pseudomonas aeruginosa ATCC 27583. Thêm vào đó, cao chiết trứng cá cũng cho hiệu quả kháng oxy hóa với giá trị IC50 = 25,45 (µg/mL). Hàm lượng flavonoid tổng cũng được xác định là 98,3 (± 1,62 mg QE/g cao chiết) khi chiết bằng dung môi ethanol. Kết quả cho thấy lá cây trứng cá có tiềm năng để khai thác ứng dụng
Nguyễn Thị Bích Thuyền, Châu Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Diệu Thúy, 2012. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA TINH DẦU HÚNG CHANH (PLECTRANTHUS AMBOINICUS LOUR.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 21a: 144-147
Nguyễn Thị Bích Thuyền, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2007. KHẢO SÁT TINH DẦU VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO ETHYL ACETATE TỪ CỦ GỪNG NHẬT BẢN (ZINGIBER OFFICINALE ROSCOE VAR KINTOKI). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 157-162
Tạp chí: TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DƯỢC LIỆU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG trong Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghệ hóa -hiện đại hóa ĐBSCL
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên