Nguyên liệu là lá lốt tươi được thu hoạch ở phường An Hòa, quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ đem chưng cất lấy tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Qúa trình chưng cất được khảo sát các thông số tối ưu cho hiệu suất tinh dầu cao nhất; Tinh dầu thu được đem xác định các chỉ số hóa-lý và thành phần hóa học. Kết quả cho biết hiệu suất chưng cất cao nhất (0,61‰) ở điều kiện tối ưu của quá trình chưng cất lôi cuốn hơi nước là: kích cỡ nguyên liệu (1 mm); tỉ lệ rắn: lỏng (1:2) (g/mL), thời gian chưng cất (3 giờ) và loại lá trưởng thành. Tinh dầu có các chỉ số hóa lý thấp cho dự đoán chất lượng tinh dầu ổn định, khó bị oxi hóa. Thành phần chính trong tinh dầu lá lốt là Myristicin (36,03%), Euasarone (32,03%), β-Caryophyllene (9,11%), γ-Elemene (2,97%) và Apioline (2,18%)
Nguyễn Thị Bích Thuyền, Châu Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Diệu Thúy, 2012. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA TINH DẦU HÚNG CHANH (PLECTRANTHUS AMBOINICUS LOUR.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 21a: 144-147
Nguyễn Thị Bích Thuyền, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2007. KHẢO SÁT TINH DẦU VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO ETHYL ACETATE TỪ CỦ GỪNG NHẬT BẢN (ZINGIBER OFFICINALE ROSCOE VAR KINTOKI). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 157-162
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên