Trong nghiên cứu này, lá và cành gần lá của tràm cừ Melaleuca Cajuputi Powell thu hái ở An Giang được rửa sạch và để ráo. Phần lá và cành được giải phẩu bằng phương pháp nhuộm màu và quan sát dưới kính hiển vi điện tử để biết bộ phận nào của cây chứa nhiều tinh dầu nhất. Lấy bộ phận chứa nhiều tinh dầu đem chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước. Quá trình chưng cất được khảo sát các thông số thích hợp cho hiệu suất chưng cất tinh dầu cao nhất. Tinh dầu sau chưng cất được loại nước, xác định các chỉ số hóa lý và thành phần hóa học. Thành phần hoá học chính của tinh dầu lá tràm cừ gồm Eugenol methyl ether (34,64%), Caryophyllene oxide (9,08%), – Cymene (8,53%), α-Eudesmol (7,34%), γ-Terpinene (6,86%), Terpinolene (5,88%) và champaca camphor (5,23%)
Nguyễn Thị Bích Thuyền, Châu Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Diệu Thúy, 2012. KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG VI SINH VẬT CỦA TINH DẦU HÚNG CHANH (PLECTRANTHUS AMBOINICUS LOUR.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 21a: 144-147
Nguyễn Thị Bích Thuyền, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2007. KHẢO SÁT TINH DẦU VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO ETHYL ACETATE TỪ CỦ GỪNG NHẬT BẢN (ZINGIBER OFFICINALE ROSCOE VAR KINTOKI). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 157-162
Tạp chí: TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DƯỢC LIỆU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG trong Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghệ hóa -hiện đại hóa ĐBSCL
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên