Đề tài đã tiến hành khảo sát 2.010 con chó bệnh tại một số bệnh xá thú y thuộc Thành Phố Cần Thơ. Các phương pháp kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, nuôi cấy phân lập vi khuẩn đã được thực hiện nhằm xác định các bệnh hô hấp do vi khuẩn, thử nghiệm kháng sinh đồ cũng đã được thực hiện để xác định sự nhạy cảm của vi khuẩn phân lập được đối với một số loại kháng sinh. Kết quả khảo sát cho thấy có 211 chó bệnh đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 10,49%. Trong số đó, tỷ lệ chó bị bệnh hô hấp thể cấp tính (72,04%) cao hơn thể mãn tính (27,96%). Các biểu hiện thay đổi tần số hô hấp và sốt ở thể cấp tính rõ hơn thể mãn tính. Các triệu chứng thường gặp ở chó bị bệnh đường hô hấp tại Cần Thơ là thay đổi tần số hô hấp (76,30%), ho (49,76%), chảy nước mũi (47,39%) và sốt (41,23%). Bệnh đường hô hấp xảy ra chủ yếu ở chó có độ tuổi 2-6 tháng tuổi (12,78%) và >2 năm tuổi (11,11%); Chó ngoại nhiễm bệnh (12,75%) cao hơn chó nội (7,99%); Chó nuôi thả (13,12%) và ở thời điểm giao mùa (25,66%) thường có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn. Các vi khuẩn phân lập được ở chó mắc bệnh đường hô hấp là Staphylococcus, E. coli, Streptococcus, Pseudomonas, và Pasteurella, trong đó Staphylococcus chiếm tỷ lệ cao nhất (39,07%). Các loài vi khuẩn phổ biến ở chó mắc bệnh đường hô hấp là Staphylococcus aureus, Staphylococcus intermedius, Staphylococcus epidermidis, Streptococcus zooepidemicus, Streptococcus agalactiae, Streptococcus pyogenes, Pseudomonas aeruginosa, Pasteurella multocida, Pasteurella haemolytica. Các kháng sinh norfloxacin, gentamycin, đều có tác dụng tốt trong điều trị bệnh hô hấp do vi khuẩn gây ra trên chó.
Khai, L.T.L. and Lai, L.T.C., 2019. Antimicrobial resistance of Escherichia coli causing edema disease in post-weaning pigs in Vinh Long province. Can Tho University Journal of Science. 11(2): 1-8.
Trích dẫn: Lý Thị Liên Khai, Nguyễn Khánh Thuận, Nguyễn Đăng Khoa và Lâm Ngọc Điệp, 2020. Khảo sát gene mã hóa độc lực và quan hệ di truyền của vi khuẩn Salmonella weltevreden và Salmonella Typhimurium phân lập trên heo, môi trường và động vật hoang dã tại tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6B): 104-111.
Lý Thị Liên Khai, Huỳnh Trần Phúc Hậu, 2012. KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM GÂY BỆNH TRÊN LÔNG DA CHÓ TẠI TỈNH SÓC TRĂNG VÀ THỬ NGHIỆM THUỐC ĐIỀU TRỊ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22c: 47-56
Lý Thị Liên Khai, 2014. KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THỊT HEO VỀ VẤY NHIỄM VI SINH VẬT TẠI HAI CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC Ở THÀNH PHỐ CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 53-62
Trích dẫn: Lý Thị Liên Khai và Nguyễn Thu Tâm, 2016. Khảo sát sự biến đổi của thịt heo tại chợ và siêu thị. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 2): 61-68.
Lý Thị Liên Khai, Nguyễn Thị Chúc, , 2010. XÁC ĐỊNH NGUỒN LÂY TRUYỀN BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA DO VI KHUẨN SALMONELLA TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 69-79
Lý Thị Liên Khai, Nguyễn Thanh Lãm, Nguyễn Thị Hạnh Chi, 2015. Khảo sát tỷ lệ nhiễm và xác định gene kháng kháng sinh của Enterotoxigenic Escherichia coli trên heo con tiêu chảy tại tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 39: 7-17
Lý Thị Liên Khai, 2012. ĐIềU TRA TìNH HìNH NHIễM VI KHUẩN LEPTOSPIRA TRÊN ĐàN Bò SữA, CHó Và CHUộT TạI CÔNG TY Cổ PHầN THUỷ SảN SÔNG HậU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 21b: 87-96
Khai, L.T.L., Nghia, N.T. and Hayashidani, H., 2019. Study on effectiveness of activated charcoal and wood vinegar on prevention of piglet diarrhea. Can Tho University Journal of Science. 11(2): 9-15.
Trích dẫn: Lý Thị Liên Khai và Nguyễn Hiền Hậu, 2018. Bệnh bại huyết trên vịt do Riemerella anatipestifer gây ra tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Nông nghiệp): 90-97.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên