Nghiên cứu này này nhằm mục đích khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa dịch chiết ethanol thân rễ của cây Ngải tiên (Hedychium coronarium Koenig.), Nghệ rừng (Curcuma amada Roxb.) và Bồng nga truật (Boesenbergia pandarata Roxb.) bằng cách sử dụng các phương pháp kháng oxi hóa khác nhau như DPPH, ABTS•+ và năng lực khử (reducing power). Kết quả cho thấy các dịch chiết ethanol của cây Ngải tiên, Nghệ rừng và Bồng nga truật thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa tốt trong hầu hết các phương pháp thử nghiệm. Trong đó, Nghệ rừng có họat tính kháng oxi hóa mạnh nhất so với 2 loài còn lại. Kết quả này cũng phù hợp với sự hiện diện các thành phần có hoạt tính sinh học như polyphenol và flavonoid trong cao chiết. Nghiên cứu này mở ra hướng mới trong việc nghiên cứu cũng như sử dụng các loài thực vật này trong lĩnh vực y dược.
Trích dẫn: Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Quốc Châu Thanh, Mai Văn Hiếu, Nguyễn Anh Vinh, Lê Thị Bạch, Đoàn Thị Ngọc Châu và Nguyễn Thành Lập, 2017. Thành phần hoá học và hoạt tính kháng oxy hoá của cây Bạch Đầu Ông Vernonia cinerea (L.) less, họ Cúc (Asteaceae). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 49a: 104-109.
Nguyễn Trọng Tuân, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2007. PHÂN LẬP VÀ NHẬN DANH CẤU TRÚC CỦA ALKALOID TỪ LÁ CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG(PHYLLANTHUS AMARUS SCHUM.ET THONN). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 07: 163-166
Nguyễn Trọng Tuân, Phạm Ngọc Thành, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2004. CÔ LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA ALKALOID TỪ LÁ CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG(PHYLLANTHUSNIRURII.L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 02: 7-10
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên